Tầm sét chữa tê thấp
Tầm sét (ảnh trên) còn gọi là khoai xiêm, bìm bìm xẻ ngón hay bìm tay… Cây leo bằng thân quấn, cành hình trụ, cụm hoa ở nách lá, quả nang hình cầu. Cây thường mọc hoang ở bờ bụi nhiều nơi, nhất là ở độ cao 700-1.000m. Vào mùa đông, người dân thường đào rễ củ về, rửa sạch, thái mỏng, đồ lên rồi phơi hay sấy khô để làm thuốc.
Củ tầm sét đã được dùng từ thế kỷ XIV. Ông cha ta đã dùng để đắp vết thương tên đạn và mụn nhọt; hoặc dùng giã ra chưng với đồng tiện để xoa bóp chữa tê thấp, đau xương.
Ngày nay, người dân thường dùng làm thuốc lợi sữa, tẩy nhẹ, giảm đau, nhuận gan và chữa nhọt mủ. Liều dùng 8-18g, dạng thuốc sắc; dùng ngoài, không kể liều lượng.
Ngoài ra, có thể lấy rễ củ tầm sét cạo sạch vỏ, thái mỏng, giã nát, trộn với mật ong dùng ăn để bồi bổ; nấu với đường ăn thường xuyên có tác dụng điều kinh và tránh béo bệu; Rễ giã tươi đắp hoặc làm cao dán chữa mụn nhọt.
Củ tầm sét có tính độc nên không dùng cho phụ nữ có thai cơ thể yếu.
GS. TS. Đỗ Tất Lợi - Nguyên Trưởng khoa Dược liệu, ĐH Dược Hà Nội
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn
Bài thuốc dân gian - 19/12/2023
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn
6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc
Bài thuốc dân gian - 18/10/2023
6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc
Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý
Bài thuốc dân gian - 31/12/2022
Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý
Địa long, công dụng có như lời đồn?
Bài thuốc dân gian - 29/07/2022
Địa long, công dụng có như lời đồn?
Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường
Bài thuốc dân gian - 10/07/2022
Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường