'Thuốc nam gia truyền' giả mạo giết dần bệnh nhân

BẮC GIANG - Bệnh nhân mới 28 tuổi bị bệnh thận, uống thuốc quảng cáo là "gia truyền" trên mạng không rõ thành phần, dẫn đến suy thận mạn.

Loại thuốc bệnh nhân uống gọi là "thuốc nam" dạng bột, mua qua mạng, theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang ngày 2/11. Càng uống, bệnh ngày càng nặng, đến lúc bệnh nhân nhập viện thì da xanh xao, chân tay phù thũng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân đã suy thận mạn tính, lọc máu mỗi tuần ba lần.

Một bệnh nhân nam khác, 52 tuổi, đang điều trị thoái hóa cột sống lưng thì bỏ thuốc của bác sĩ, uống "thuốc nam gia truyền" cũng dạng bột. Uống khoảng ba tuần, bệnh nhân chán ăn, mệt mỏi, vàng da, vàng mắt. Vào Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm gan rất nặng, phải dùng thuốc đặc trị trong nửa tháng. Hiện, bệnh nhân đã xuất viện, di chứng gan nên phải theo dõi sức khỏe định kỳ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Cương, Trưởng Khoa Nội - Tiêu hóa, cho biết mỗi năm Khoa tiếp nhận khoảng 30 bệnh nhân trở nặng do sử dụng thuốc đông y giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Người nhẹ thì bị ngộ độc, nặng phải lọc máu do suy gan, suy thận cấp, suy tuyến thượng thận, suy thận mạn tính và nhiều biến chứng khác.

"Các loại gọi là thuốc này được điều chế ở dạng bột hoặc viên tễ, nguy cơ lớn là được trộn với thuốc tây chứa chất giảm đau mạnh, chống viêm", bác sĩ Cương nói.

Theo bác sĩ, các thành phần trong loại thuốc không rõ nguồn gốc này gây suy giảm hệ miễn dịch, tạo cơ hội cho một số bệnh nhiễm trùng, virus bùng phát. Thuốc cũng đồng thời tác động đến dạ dày gây viêm loét, xuất huyết, rối loạn nội tiết, suy tuyến thượng thận.

Bệnh nhân 28 tuổi được bác sĩ thăm khám, điều trị tại Khoa Nội thận - Tiết niệu - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bệnh nhân 28 tuổi được bác sĩ thăm khám, điều trị tại Khoa Nội thận - Tiết niệu - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Giang, cho rằng Đông dược từ xưa được ứng dụng để điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu không đúng thuốc, đúng bệnh, đúng người, đúng cách và đúng liều lượng, sẽ tự đánh mất cơ hội chữa bệnh hiện quả. Chưa kể, vì nhiều lý do, thành phần của thuốc không đảm bảo chất lượng sẽ gây hại cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng tính mạng.

Bác sĩ khuyến cáo khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, dù Đông y hay Tây y, cần tham khảo ý kiến của lương y hay bác sĩ. Nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường như xuất hiện ban đỏ, mẩn ngứa... cần dừng sử dụng thuốc, đến ngay cơ sở y tế để khám.

Thúy Quỳnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

Bài thuốc dân gian - 19/12/2023

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

Bài thuốc dân gian - 18/10/2023

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Bài thuốc dân gian - 31/12/2022

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Bài thuốc dân gian - 29/07/2022

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Bài thuốc dân gian - 10/07/2022

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới