4 mốc cần nhớ để tầm soát căn bệnh ung thư Ninh Dương Lan Ngọc mắc phải

Theo Vietnamnet 12:58 11/11/2020 - Bệnh ung thư
Không chỉ Hari Won, mới đây nghệ sĩ Ninh Dương Lan Ngọc đã thổ lộ cô từng mắc căn bệnh phổ biến với các chị em - ung thư cổ tử cung.
Mới đây nghệ sĩ Ninh Dương Lan Ngọc đã thổ lộ cô từng mắc ung thư cổ tử cung
Mới đây nghệ sĩ Ninh Dương Lan Ngọc đã thổ lộ cô từng mắc ung thư cổ tử cung

Cách đây ít ngày, nghệ sĩ Ninh Dương Lan Ngọc thổ lộ, cô từng mắc căn bệnh ung thư cổ tử cung, may mắn căn bệnh được phát hiện sớm. Trước đó, vợ của nghệ sĩ Trấn Thành là Hari Won cũng từng chia sẻ mắc căn bệnh này, đã được điều trị, tuy nhiên, hiện cô đang đối mặt với nguy cơ tái phát nên hai vợ chồng Trấn Thành - Hari Won chưa thể thực hiện kế hoạch sinh con.

BS Nguyễn Thị Hiền, Chuyên khoa Sản, BVĐK Medlatec cho biết, ung thư cổ tử cung (CTC) là một trong những bệnh phổ biến tại Việt Nam, đứng thứ 2 sau ung thư vú ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Giảm khả năng làm mẹ ở phụ nữ chưa có con do phải khoét chóp CTC hoặc cắt CTC, cắt toàn bộ hoặc cắt một hoặc hai bên cổ tử cung, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và đời sống tình dục của chị em...

Tuy nhiên, với tiến bộ của y học hiện đại cho phép phát hiện ra bệnh trong giai đoạn sớm ngay cả khi không có triệu chứng và không có dấu hiệu chỉ điểm.

BS. Hiền cho hay, dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung là chảy máu bất thường ở âm đạo (chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu trong và sau khi quan hệ), đau vùng chậu, tiểu tiện bất thường hoặc sưng chân. Nhưng đa số các dấu hiệu này thường xuất hiện giai đoạn muộn.

Về nguyên nhân gây bệnh, chủ yếu là do nhiễm virus HPV type 16, 18 và có hơn 90% trường hợp ung thư CTC thấy sự có mặt của HPV. Ngoài ra, bệnh còn hay gặp ở những người có nhiều bạn tình, quan hệ sớm (dưới 18 tuổi), đẻ nhiều lần, gia đình có tiền sử ung thư, mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục,...

BS. Hiền khuyến cáo: “Khám sức khỏe định kỳ hàng năm là cách tốt nhất để phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm, vì vậy, chị em hãy chủ động khám với các mốc như sau:

Từ 21-24 tuổi: Nên làm xét nghiệm Pap smear hay Thin Prep 3 năm/1 lần.

Ở độ tuổi trung niên (từ 25 - 65 tuổi): Nên thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV 5 năm/1 lần (theo khuyến cáo ASC 2020 - Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ).

Người trên 65 tuổi: Nếu không có sự bất thường nào ở tế bào CTC, thực hiện xét nghiệm Pap và HPV đều cho ra kết quả âm tính trong vòng 10 năm qua thì có thể ngừng tầm soát ung thư.

Ngoài ra, nếu thấy xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào, chị em nên đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện tầm soát ngay".

Vũ Vũ

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Bệnh ung thư - 01/10/2024

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Bệnh ung thư - 30/09/2024

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Bệnh ung thư - 09/08/2024

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Bệnh ung thư - 06/08/2024

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bệnh ung thư - 22/07/2024

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới