Cách để bệnh nhân ung thư ngủ ngon hơn
Nghiên cứu của NIH cho biết người trưởng thành cần ngủ 7-8 giờ mỗi đêm để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần, thúc đẩy chất lượng cuộc sống và tránh tăng nguy cơ chấn thương. Với người bệnh ung thư, ngủ đủ và sâu giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và khả năng phục hồi sức khỏe tốt hơn.
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng phổ biến bệnh nhân ung thư mắc phải. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và áp dụng một vài cách dưới đây để ngủ ngon hơn.
Bạn nên cố định thời gian đi ngủ mỗi tối và thời gian thức dậy mỗi sáng. Đảm bảo giấc ngủ kéo dài từ 7-8 giờ mỗi ngày. Ngày cuối tuần bạn cũng nên duy trì thói quen này, tránh việc ngủ quá nhiều vào cuối tuần gây rối loạn sinh hoạt. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đuối sức sau một tuần làm việc, có thể ngủ thêm vào sáng cuối tuần nhưng thời gian ngủ thêm không quá 2 giờ.
Để giấc ngủ ngon, không nên dùng đồ uống có cồn, caffeine và chất nicotine sau 5 giờ chiều. Nếu có thể hãy kiêng tuyệt đối các chất kích thích để cơ thể khỏe mạnh, minh mẫn. Bạn cũng không nên ăn quá no sau 19 giờ hoặc ngay trước khi đi ngủ.
Sau thời gian điều trị ung thư, bạn thường mệt mỏi và cần giấc ngủ trưa để lấy lại năng lượng. Tuy nhiên, việc ngủ trưa quá nhiều sẽ dẫn đến mất ngủ vào ban đêm. Sau khi ăn trưa, bạn nên thư giãn 30 phút, sau đó chợp mắt khoảng 30 phút. Không nên ngủ trưa sau 15 giờ, và đừng chợp mắt lâu hơn 30 phút.
Bạn nên dành thời gian tập thể dục thường xuyên, nhưng không nên tập trong vòng 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Tập thể dục giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Theo báo cáo của Giáo sư Kalyanakrishnan Ramakrishnan, làm việc tại Trung tâm Khoa học Y tế, Đại học Oklahoma, tập thể dục có thể trở thành phương pháp điều trị mất ngủ số một với bệnh nhân ung thư. Thể dục làm giảm sự mệt mỏi, suy nghĩ bi quan và tiêu cực.
Trong một nghiên cứu của Đại học Y Harvard với hơn 3.000 phụ nữ mắc bệnh ung thư vú, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra người đi bộ 3 đến 9 giờ một tuần với tốc độ vừa phải sẽ giảm 20% nguy cơ tái phát ung thư và tử vong. Nếu họ đi bộ 9 đến 15 giờ một tuần, họ sẽ giảm được 50% rủi ro. Nếu họ đi bộ 15 đến 24 giờ một tuần, họ sẽ giảm được rủi ro 60%.
Khi đi ngủ hãy hạn chế tối đa để đèn sáng, viết nhật ký, sử dụng điện thoại hoặc xem phim. Hãy để nhiệt độ phòng vừa phải, không quá nóng hoặc lạnh. Nếu sau nửa giờ không thể ngủ được, bạn có thể đọc vài trang sách hoặc nghe nhạc không lời để ngủ ngon hơn.
Nếu bệnh nhân ung thư thường xuyên mất ngủ không rõ nguyên nhân, nên nói chuyện với bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc an thần hoặc tập vật lý trị liệu. Thời gian đầu sau điều trị ung thư, bệnh nhân thường mất ngủ vì lo sợ bệnh tật và cái chết.
Giáo sư chuyên nghiên cứu ung thư vú, Julie Silver, làm việc tại Trường Y Harvard và là tác giả của cuốn sách "After Cancer Treatment" cho rằng, sau điều trị, bệnh nhân đã chiến thắng ung thư lần đầu tiên. Họ không chắc sẽ chiến thắng mãi mãi nhưng có thể học cách sống với nó.
Nha Trang (Theo TheHealthy, Cancer.org)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Bệnh ung thư - 01/10/2024
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Bệnh ung thư - 30/09/2024
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Bệnh ung thư - 09/08/2024
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Bệnh ung thư - 06/08/2024
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk
Bệnh ung thư - 22/07/2024
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk