Gánh nặng bệnh tật do ung thư tăng gấp 3 lần sau 30 năm

Theo Nhân Dân 07:57 05/11/2022 - Bệnh ung thư
NDO - Tại Hội thảo Phòng, chống ung thư Hà Nội năm 2022 do Bệnh viện Ung bướu Hà Nội tổ chức trong 2 ngày 3 và 4/11, GS, TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, gánh nặng bệnh tật do ung thư tăng gấp 3 lần sau 30 năm.
Ảnh minh họa
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội thảo.

 

Ung thư vẫn luôn là mối quan tâm lớn trên quy mô toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, số ca mắc và tử vong do ung thư tại Việt Nam tiếp tục gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Thống kê của tổ chức ghi nhận ung thư Globocan vào năm 2020, tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới ung thư và có 122.690 ca tử vong do căn bệnh này. Trung bình cứ 100 nghìn người dân thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.

Việt Nam xếp thứ 91 về tỷ suất mắc mới và thứ 50 về tử vong trong tổng số 185 nước được tổ chức Globocan thống kê. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99 và 56. Như vậy, có thể thấy là tình trạng mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh. Đây cũng là xu hướng tương tự với nhiều quốc gia trên thế giới.

Đáng chú ý, gánh nặng bệnh tật do ung thư gây ra tại Việt Nam ước tính đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1990, và các ca mắc mới ngày càng trẻ hóa theo thời gian. Việc gia tăng về gánh nặng bệnh tật, số ca mắc mới và tử vong thì nhu cầu khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân ung thư cũng ngày một gia tăng, do đó chuyên ngành ung thư cũng nỗ lực phát triển, với nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị trong những năm gần đây.

Có 46 báo cáo khoa học được trình bày tại hội thảo phòng chống ung thư Hà Nội năm 2022, trong đó có 7 báo cáo viên quốc tế đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan… Các nội dung được trình bày tại hội thảo đa dạng, cập nhật bao gồm các lĩnh vực tiến bộ trong ngoại khoa ung bướu, miễn dịch, điều trị đích, sinh học phân tử, dinh dưỡng trong ung thư, tâm lý học-xã hội học ung thư…

TS, BS Bùi Vinh Quang, Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội chia sẻ, 2 năm qua y tế toàn cầu đã có rất nhiều thay đổi. Với lĩnh vực điều trị ung thư, sự tác động của dịch Covid-19 càng sâu rộng hơn, tăng áp lực và thêm hậu quả xấu tới người bệnh, những người đang cần điều trị liên tục. Các bệnh viện và các cơ sở y tế phải phân bổ lại nguồn lực hằng ngày để đương đầu và duy trì đồng thời mục tiêu kép: điều trị bệnh và kiểm soát dịch.

Để nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị ung thư, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã tập trung phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên sâu trong khám, chữa bệnh chuyên ngành ung bướu. Song song với đó, bệnh viện cũng chú trọng tăng cường đào tạo, chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế….

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Bệnh ung thư - 01/10/2024

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Bệnh ung thư - 30/09/2024

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Bệnh ung thư - 09/08/2024

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Bệnh ung thư - 06/08/2024

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bệnh ung thư - 22/07/2024

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới