Bộ Y tế đề xuất 7 loại giấy tờ để F0 điều trị tại nhà hưởng bảo hiểm xã hội

Bộ Y tế vừa có đề xuất 2 phương án đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết công nhận 7 loại giấy tờ có giá trị như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội để cơ quan BHXH có căn cứ làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị mắc Covid-19.
Bộ Y tế đề xuất 7 loại giấy tờ để F0 điều trị tại nhà hưởng bảo hiểm xã hội
Bộ Y tế đề xuất 7 loại giấy tờ để F0 điều trị tại nhà hưởng bảo hiểm xã hội

 

Mới đây, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn ký tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động mắc Covid-19.

Theo Bộ Y tế, cả nước hiện có khoảng 80% ca mắc Covid-19 nhẹ, không triệu chứng, được theo dõi và điều trị tại nhà. Trong đó, số lượng có nhu cầu cấp giấy chứng nhận mắc Covid-19 để hưởng chế độ, bao gồm chế độ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).

Theo quy định hiện hành, việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện. Trong khi đa số F0 chỉ được cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly hoặc hoàn thành điều trị Covid-19 tại nhà do chính quyền địa phương hoặc trạm y tế cấp xã cấp.

Theo quy định tại Điều 100, Luật Bảo hiểm xã hội, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người mắc Covid-19 có 2 giấy tờ:

1) Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú.

2) Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Thực tế, F0 điều trị tại nhà không thể đến cơ sở khám, chữa bệnh để được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo quy định tại Luật BHXH và Thông tư 56/2017/TT-BYT.

Những người bệnh mắc Covid-19 điều trị tại nhà hiện có các loại giấy tờ sau:

1) Quyết định cách ly tại nhà do chính quyền địa phương cấp.

2) Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly do chính quyền địa phương cấp.

3) Giấy xét nghiệm (test nhanh hoặc rRT-PCR) có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 do các cơ sở y tế cấp.

4) Giấy xác nhận bị mắc Covid-19 của trạm y tế xã, trạm y tế lưu động, tổ Covid-19 cộng đồng; y tế cơ quan/doanh nghiệp.

5) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do trạm y tế xã, trạm y tế lưu động cấp nhưng cấp lùi lại thời gian trước đó người lao động đã nghỉ việc để điều trị Covid-19 tại nhà.

6) Quyết định phê duyệt danh sách hoàn thành cách ly y tế tập trung.

7) Phiếu xác nhận đã điều trị Covid-19 của các bệnh viện dã chiến.

Đối chiếu với quy định của các văn bản Luật thì 7 loại giấy tờ nêu trên chưa được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các Văn bản luật có liên quan khác. Vì vậy, Bộ Y tế chưa có cơ sở pháp lý để đưa vào hướng dẫn trong Dự thảo Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 56/2017/TT-BYT.

Theo PGS, TS Lương Ngọc Khuê, để tháo gỡ khó khăn trên, Bộ Y tế đề xuất 2 phương án giải quyết. 

Phương án 1 là đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết công nhận 7 loại giấy tờ nêu trên có giá trị như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để cơ quan BHXH có căn cứ làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị mắc Covid-19.

Phương án 2 là đề xuất Chính phủ giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Y tế được phép công nhận 7 loại giấy tờ nêu trên có giá trị như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và quy định mẫu, thẩm quyền cấp 7 loại giấy tờ nêu trên vào Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 56/2017/TT-BYT.

Do vậy, việc sửa đổi Thông tư 56/2017/TT-BYT là cấp thiết để phù hợp với tình hình thực tế của nước ta hiện nay.

Theo ông Khuê, nếu Thông tư sửa đổi được ban hành, được Chính phủ đồng ý giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Y tế công nhận một số loại giấy tờ khác (thí dụ như Quyết định cách ly tại nhà do chính quyền địa phương cấp, Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly do chính quyền địa phương cấp…) có giá trị như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, thì sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho người dân trong quá trình thực hiện các thủ tục hưởng chế độ.

Các quy định mới cũng sẽ giảm số lượng người dân bị Covid-19 đang điều trị tại nhà đến các cơ sở khám chữa bệnh đề nghị được cấp giấy chứng nhận, giảm quá tải cho hệ thống y tế cơ sở ở nhiều nơi, đặc biệt là tại các thành phố lớn và một số tỉnh đang có số ca mắc cao như: Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Hòa Bình, Bắc Ninh, Hải Phòng…

Quan trọng hơn là từ đây cũng sẽ giảm nguy cơ gây lây lan bệnh dịch bệnh, giảm bớt thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được hưởng chính sách BHXH khi không may bị mắc Covid-19.

Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Có được khám BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT không?

Có được khám BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT không?

BHYT & BHXH - 01/02/2024

Có được khám BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT không?

Giá khám, chữa bệnh BHYT tăng khoảng 10%

Giá khám, chữa bệnh BHYT tăng khoảng 10%

BHYT & BHXH - 22/11/2023

Giá khám, chữa bệnh BHYT tăng khoảng 10%

5 điểm mới gỡ các "nút thắt" trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

5 điểm mới gỡ các "nút thắt" trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

BHYT & BHXH - 17/11/2023

5 điểm mới gỡ các "nút thắt" trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Người dân hưởng lợi gì khi có thêm bảo hiểm y tế bổ sung?

Người dân hưởng lợi gì khi có thêm bảo hiểm y tế bổ sung?

BHYT & BHXH - 10/10/2023

Người dân hưởng lợi gì khi có thêm bảo hiểm y tế bổ sung?

Đề xuất khám sàng lọc 5 nhóm bệnh được bảo hiểm y tế chi trả

Đề xuất khám sàng lọc 5 nhóm bệnh được bảo hiểm y tế chi trả

BHYT & BHXH - 08/09/2023

Đề xuất khám sàng lọc 5 nhóm bệnh được bảo hiểm y tế chi trả

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới