'Bác sĩ' Covid-19 không sợ lây nhiễm

HÀ NỘI - Robot màu đen, cao 1,5 m, tiến vào phòng cách ly. Giọng bác sĩ nam vang lên: "Hôm nay chị cảm thấy thế nào?", "Chị ăn, ngủ ngon không?"

Đáp lại, bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nói ngắn gọn về tình hình sức khỏe đầu ngày. Sau khi làm nhiệm vụ kết nối, robot tự đứng vào trong góc, vừa đảm bảo quan sát bệnh nhân, vừa không khiến người bệnh bị vướng khi di chuyển. Quá trình di chuyển của robot không có tiếng động.

Bác sĩ điều khiển robot thông qua điện thoại thông minh hoặc máy tính cá nhân. Với ba bánh xe tròn, robot có thể di chuyển linh hoạt, thậm chí cùng đi vệ sinh với người bệnh.

Màn hình hiển thị gương mặt bác sĩ và hình ảnh bệnh nhân. Thân robot gắn camera, có màn hình cảm ứng, giúp cuộc trò chuyện sắc nét, dễ dàng, thậm chí cho thấy được tình trạng phù, tím tái của bệnh nhân, giúp bác sĩ đưa ra yêu cầu can thiệp chính xác. Nếu bệnh nhân thở nhanh, bác sĩ sẽ nâng tần số thở oxy hỗ trợ.

Có nhiệm vụ theo dõi bệnh nhân 24/24, thời lượng pin của robot chỉ khoảng 5-6 tiếng. Khi sắp hết pin, nó tự di chuyển tới vị trí đã được định sẵn để sạc.

Bệnh nhân Covid-19 trò chuyện với bác sĩ Bắc thông qua màn hình hiển thị của robot. Ảnh: UNDP cung cấp.
Bệnh nhân Covid-19 trò chuyện với bác sĩ Bắc thông qua màn hình hiển thị của robot. Ảnh: UNDP cung cấp.

Hiện, robot được sử dụng để thăm khám cho người mắc bệnh nhẹ hoặc trung bình, hoạt động tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Với những người phải thở oxy, robot vẫn có thể hỗ trợ theo dõi người bệnh, cung cấp hình ảnh cho bác sĩ.

Bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó trưởng khoa Cấp cứu, trực tiếp sử dụng robot trong thời gian vừa qua. Anh cho biết robot tên là Ohmni.

Trong bối cảnh đại dịch, bệnh có tốc độ truyền nhiễm rất nhanh, nhiều phương tiện công nghệ cao được áp dụng để giảm tương tác trực tiếp của bác sĩ với bệnh nhân. Tuy nhiên độ linh động của những thiết bị này không cao, bác sĩ vẫn phải tiếp xúc nhiều với người bệnh.

Để an toàn, bác sĩ sử dụng nhiều thiết bị bảo hộ cá nhân PPE nhưng vẫn đối diện nguy cơ bị nhiễm bệnh vì phải tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt là khi làm các thủ thuật điều trị, theo bác sĩ Nguyễn Vũ Trung, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

"Chú robot với chức năng kết nối khám chữa bệnh không cần tiếp xúc trực tiếp, giúp bảo vệ các bác sĩ và điều dưỡng viên", bác sĩ Trung nói.

Ngoài công dụng kết nối, robot hỗ trợ chăm sóc cho nhiều bệnh nhân thay vì chỉ chăm sóc cho một người. Bác sĩ có thể trao đổi, quan sát tình hình của bệnh nhân và nhân viên y tế khác đang làm việc tại khu cách ly dù không có mặt ở trong phòng bệnh.

Robot còn là phương tiện để khám, chữa bệnh từ xa, hội chẩn các ca bệnh hiệu quả, ví dụ hoạt động tại các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa, trực tiếp đưa ra hướng điều trị phù hợp mà chuyên gia y tế tiết kiệm được thời gian đi lại.

Bác sĩ Bắc (áo xanh) cùng bà Caitlin Wiesen, đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, sử dụng robot Ohmni. Ảnh: UNDP cung cấp.
Bác sĩ Bắc (áo xanh) cùng bà Caitlin Wiesen, đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, sử dụng robot Ohmni. Ảnh: UNDP cung cấp.

Robot tiện lợi tuy nhiên chưa thể cảnh báo được khi bệnh nhân nguy kịch. Bác sĩ tại khoa Cấp cứu sử dụng thêm monitor theo dõi, camera giám sát, hệ thống kết nối với điện tim của bệnh nhân, tới can thiệp nhanh khi máy rung chuông báo bệnh nhân gặp vấn đề hoặc sức khỏe diễn biến bất thường. Chú robot không thể thay thế hoàn toàn công việc của các nhân viên y tế, ví dụ như chăm sóc bệnh nhân, thăm khám kỹ lưỡng khi bệnh có diễn biến phức tạp...

Ngoài ra, robot chưa tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), chưa giúp cập nhật phác đồ, hướng dẫn điều trị mới nhất trên thế giới.

"Hy vọng trong tương lai robot có thể đặt ống nghe lên bệnh nhân để khám bệnh, đưa ra những phương án điều trị hiệu quả với AI, giúp phòng chống Covid-19 và nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân sau này", bác sĩ Bắc cho biết.

Robot là món quà do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tặng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 26/6, hỗ trợ bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. Có tổng cộng ba robot, một chú đang phục vụ tại khoa Cấp cứu, còn hai robot khác chưa hoạt động.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới