Sốt cao sau tiêm vaccine Covid-19, có nên tăng liều thuốc hạ sốt?

Theo Nhân Dân 08:51 15/09/2021 - Blog chuyên gia
Câu hỏi: Nhiều người lo lắng khi bị sốt sau tiêm vaccine Covid-19 và băn khoăn về việc có nên tăng liều thuốc để nhanh hạ sốt hay không?
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Trả lời: Về vấn đề này, các chuyên gia y tế cho biết, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hạ sốt quá liều khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc bác sĩ kê đơn.

Lý do: Sốt sau tiêm vaccine nói chung và vaccine ngừa Covid-19 nói chung là phản ứng bình thường của cơ thể khi tiếp nhận tác nhân mới.

Sốt sau tiêm vaccine Covid-19 ở mức độ nhẹ, bạn có thể giảm đau tại vị trí tiêm bằng cách áp khăn sạch, mát và ẩm lên vùng tiêm đồng thời vận động nhẹ nhàng cho hai cánh tay; giảm cảm giác khó chịu do sốt bằng cách uống nhiều nước, mặc trang phục nhẹ, thoáng.

Sốt sau tiêm vaccine Covid-19 trong trường hợp trên 38,5 độ C, đau đầu, nhức mỏi cơ toàn thân hoặc tại chỗ tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, cánh tay được tiêm vaccine bị đau nhức thì có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt.

Theo đó, acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen là 2 hoạt chất được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp này.

Liều dùng của acetaminophen đường uống 500 - 1000 mg/lần, cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ, tối đa 4g/ngày. Liều dùng ibuprofen để giảm sốt là 200 – 400 mg/lần, cách nhau 4-6h, tối đa 1,2 g/ngày (không sử dụng ibuprofen cho phụ nữ mang thai).

Bên cạnh việc dùng thuốc hạ sốt, nên uống nhiều nước, các sản phẩm bù điện giải như oresol, cởi bớt quần áo, chườm mát. Nếu cơ thể có phản ứng bất thường, cần thông báo cho bác sĩ và đến cơ sở y tế để kịp thời xử lý.

Paracetamol tương đối không độc ở liều điều trị. Tuy nhiên, paracetamol không phải hoàn toàn vô hại.

Tăng liều thuốc hạ sốt không làm tăng thêm tác dụng của thuốc mà còn gây hại do qua liều dùng.

Thí dụ: Paracetamol khi dùng quá liều, có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, chán ăn, xanh xao, đau bụng. Nếu dùng liều cao trên 10g ở người lớn và trên 150 mg/kg ở trẻ em có thể gây phân hủy tế bào gan đưa đến hoại tử hoàn toàn và không hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa, bệnh lý não dẫn đến hôn mê hoặc tử vong. Trong thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc paracetamol phải nhập viện và có không ích trường hợp nguy kịch.

Ngoài ra, paracetamol có thể gây tổn thương gan ngay cả ở liều điều trị nếu sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt trên những bệnh nhân có chức năng gan thay đổi hoặc người cao tuổi.

‏‏‏Bên cạnh paracetamol, aspirin cũng là một loại thuốc giảm đau hạ nhiệt tốt nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt gây tổn hại niêm mạc dạ dày - tá tràng và tăng nguy cơ xuất huyết. Phụ nữ có thai và trẻ em không được dùng aspirin.

 
PV

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới