Vitamin cần và đủ cho bà bầu

27/05/2020 - Blog chuyên gia
Mỗi ngày, tại phòng khám sản tôi đều được bệnh nhân đưa ra những nhãn vitamin và thuốc bổ dạng thực phẩm bổ sung hỏi có nên dùng hay không? Tâm lý người Việt, ăn cho hai người nên cứ thấy ai mách cái này tốt, đồ kia đắt… cũng cố tìm uống bằng được để “không bổ trước cũng bổ sau”.

Nhiều bệnh nhân mới có bầu được hai tháng, đi khám đã đề nghị bác sĩ kê hết thuốc bổ máu, đến bổ canxi, rồi vitamin, khoáng chất, DHA… Tóm lại, tất tần tật những thứ được quảng cáo “tốt cho bà bầu”.

Ngại nhất là khi kiểm tra thành phần thuốc, các chỉ số đều vượt quá nhu cầu hàng ngày. Acid folic, vitamin C, canxi… đều quá ngưỡng ba bốn lần.

Thực ra, bà bầu không cần phải “bổ toàn diện” như nhiều người tưởng. Chỉ cần đáp ứng đủ một số vi chất cần thiết, là đã có thể an tâm mẹ khỏe con khỏe rồi!

Acid folic

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hy còn gọi là vitamin B9 là một vi chất thuộc vitamin nhóm B rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào cũng như sự hình thành của tế bào máu Nó được chỉ định để giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh như bệnh nứt đốt sống, não úng thủy, thai vô sọ... ở thai nhi. Đây là một dị tật do một vài ống thần kinh xung quanh hệ thần kinh trung ương không khép kín hoàn toàn, đặc biệt là trong 7 tuần đầu của thai kỳ. Do vậy, cần bổ sung đầy đủ Acid folic từ trước khi thụ thai mới có thể phòng tránh được khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.

Các nghiên cứu và chuyên gia y tế khuyến cáo bổ sung 400 mcg (0,4mg) Acid folic mỗi ngày, bắt đầu từ ít nhất 1 - 3 tháng trước khi mang thai và trong khi mang thai là đủ. Bởi vì đa số phụ nữ không hề biết mình mang thai cho tới khi bị chậm kinh hoặc có dấu hiệu nghén, cho nên Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sử dụng 400mcg Acid folic mỗi ngày. 

Sắt

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Là một vi chất quan trọng đối với bà bầu. Thậm chí không cần xét nghiệm, chỉ căn cứ vào những dấu hiệu sau, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán bà bầu có thiếu sắt hay không:

-Bị mệt mỏi kéo dài.

-Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, khó thở.

-Da xanh tái.

-Có những nốt đỏ trong mắt.

Theo các nghiên cứu, để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, bà bầu cần bổ sung khoảng từ 30 – 60 mg sắt mỗi ngày. Sở dĩ tôi nói khoảng bởi vì còn phụ thuộc vào lượng thức ăn các bà bầu ăn mỗi ngày. Thực đơn của người nào giàu sắt thì lượng thuốc uống có thể giảm đi. Theo đó, những thực phẩm giàu sắt gồm có: gan, thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, các đồ ăn từ hải sản, táo, bưởi, cam, chuối, xoài…

Tôi nhấn mạnh việc bổ sung sắt “vừa phải” bởi thừa sắt sẽ gây sức ép cho gan, không phải là lựa chọn thông minh với thai phụ.

Hơn nữa, việc tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu có thể gây tăng tỷ lệ đẻ non hoặc đẻ thiếu cân, nguy cơ này thậm chí còn lớn hơn so với nguy cơ thiếu máu.

Điều đặc biệt, bởi vì canxi và sắt “kỵ” nhau, nên bà bầu không nên dùng sữa uống viên sắt hoặc uống hai loại thuốc cùng lúc bởi canxi trong sữa sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Canxi

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Canxi cần thiết để tạo ra em bé, cũng vô cùng cần để duy trì sức khỏe của mẹ. Nhưng canxi phải điều chỉnh liều lượng trong suốt thai kỳ, chứ không phải là một công thức bất biến.

Trong 3 tháng đầu tiên, bà bầu cần khoảng 500mg canxi mỗi ngày. Giai đoạn này chưa cần uống viên canxi bổ sung bởi mỗi ngày bà bầu chỉ cần uống 1-2 cốc sữa là đã đủ đáp ứng nhu cầu canxi.

Ba tháng giữa, người mẹ cần phải bổ sung nhiều canxi hơn vì đây là giai đoạn tạo xương của thai nhi. Giai đoạn này, theo khuyến cáo của WHO, bà bầu cần 1500-2000mg canxi mỗi ngày. Tuy nhiên, tôi thường kê ít hơn, khoảng 1000mg bổ sung, chia làm hai lần uống, và khuyến khích bệnh nhân ăn nhiều hải sản, sữa, các loại hạt và rau xanh có hàm lượng canxi cao.

Nếu không có điều kiện tắm nắng, hoặc thai kỳ vào mùa đông, bác sĩ còn phải kê bổ sung vitamin D để nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.

Ba tháng cuối, lượng canxi cần bổ sung có thể rút còn 500mg mỗi ngày vì giai đoạn này xương của thai nhi đã tương đối ổn định.

Sau khi sinh bà bầu vẫn cần bổ sung canxi để hồi phục cơ thể và nuôi con bằng sữa mẹ. Vẫn duy trì liều lượng 500mg mỗi ngày kèm thêm sữa tươi, sữa hạt và đồ hải sản. Các bệnh nhân của tôi cũng được khuyến khích “tắm nắng” cả mẹ và con vào cữ 7h sáng, khoảng 30 phút mỗi ngày.

Ngoài thuốc, tôi thường khuyên bệnh nhân dùng thực phẩm tự nhiên để bổ sung dinh dưỡng, vừa đơn giản lại tiết kiệm.

Việc bổ sung các chất với liều lượng ra sao còn tùy theo tình trạng sức khỏe mỗi người và tùy từng giai đoạn phát triển của thai. Nếu bà bầu có chế độ ăn phong phú, tình trạng sức khỏe ổn thì không cần sử dụng thêm quá nhiều loại thuốc bổ vì có thể dẫn đến tình trạng thừa chất và gây ra những tác dụng phụ cho cả mẹ và con.

BS. ĐỖ TIẾN DŨNG (Bệnh viện Bưu điện Hà Nội) 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới