Cây Sò đo cam

22/05/2020 - Cây thuốc quanh ta
Thời gian gần đây, nhiều báo mạng ở nước ta đưa tin cây Sò đo cam, còn có tên là Phượng hoàng đỏ, Hoa chuông đỏ, Tulip châu Phi, Hồng kỳ; tên khoa học là Spathodea campanulata P. Beauv., họ Núc nác (Bignoniaceae), một cây gỗ có nguồn gốc từ châu Phi nhiệt đới (Tây Phi), được trồng ở nhiều tỉnh phía Nam nước ta. Cây phát triển nhanh, hoa có màu sắc sặc sỡ, có nhiểu hạt nhỏ, phát tán nhờ gió và nảy mẩm rất nhanh,... Một số bài viết về cây này với tiêu đề “Cây độc”, hoặc “Phát hoảng 1.600 cây độc, động vào ngứa khắp người”, cơ quan chức năng địa phương đã lên phương án chặt bỏ toàn bộ Sò đo cam trên địa bàn để trống thay thế loại cây khảc. Vậy thực hư thế nào?

Năm 2003, Tổ chức Quốc tế Bảo tổn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN ) đưa cây Sò đo cam vào danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng. Chúng thích nghi, phát triển và tăng nhanh số lượng cá thể ở nơi sống mới, dẫn đến việc làm giảm mức độ đa dạng sinh học do sự cạnh tranh tiêu cực với các loài cây bản địa khác. 

Hoa Sò đo cam
Hoa Sò đo cam

Sò đo cam là loài cây chịu bóng, hoa có màu sắc sặc sỡ, lấn chiếm các vùng đất nông nghiệp bị bỏ hoang và khu rừng rậm. Chúng thích hợp với nhiều nước ở khu vực nhiệt đới, mọc tới độ cao khoảng 1.200m. Đây là loài xâm thực đã gây hại ở Hawaii, Fiji, Polynesia và Samoa… nhưng chưa thấy tài liệu nào để cập đến sự gây độc đối với con người của loài cây này. 

Sau đây là một vài dẫn liệu về cây Sò đo cam ở Việt Nam. Ví dụ: Ở Lâm Đổng, chúng được trồng ở 9/12 huyện, thành phố. Theo báo Sài Gòn Giải Phóng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã có vản bản đề nghị UBND các huyện, thành phố trong tỉnh hạn chế trống cây Sò đo cam. Tuy nhiên, do có hoa với màu sắc sặc sỡ, phát triển nhanh nên cây này đã được trồng nhiều trên các đường phố, công viên, khuôn viên cơ quan, trường học tại TP. Đà Lạt, Bảo Lộc và các huyện Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Đạ Tẻh, Đạ Huoai. 

Tỉnh Gia Lai vài năm trở lại đây, loài cây này đã và đang có mặt ở 2 bên vỉa hè, ngay cả trong khuôn viên một số cơ quan, và hộ gia đình trong nhiều huyện, thị và thành phố. Trên hầu hết các tuyến đường quốc lộ như 19, 14, 26... chạy qua các huyện An Khê, Mang Yang, Đăk Đoa, TP. Pleiku, Ia Grai... 

Sò đo cam được trồng phổ biến làm cây xanh đường phố
Sò đo cam được trồng phổ biến làm cây xanh đô thị

Theo thống kê, trong 2 năm 2010 và 2011, các địa phương nói trên dã trồng hơn 6.300 cây Sò đo cam, nhiều nhất ở huyện Đức Trọng (1.849 cây), TP. Bảo Lộc (1.850 cây), huyện Lâm Hà (1.050 cây) và TP. Đà Lạt (431 cây). 

Ở Thảo Câm Viên TP. Hồ Chí Minh có 8 cây Sò đo cam được trồng rải rác từ khu vực phía trước căng tin đến trước văn phòng Đội Hoa viên. Các cây này phát triển rẩt tốt và có hoa rực rỡ làm nổi bật cả một góc vườn, gây ấn tượng đối với du khách. Ngoài ra, nó cũng được trồng 1.600 cây ở thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) và thị xã Gò Công (tỉnh Tiên Giang). 

Hiện tượng này không chỉ có ở nước ta. Thời gian vừa qua, nhân dịp đến tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); tôi cũng thẩy cây này dược trông khá nhiều trong thành phố và dọc dường quốc lộ, hoa nở có màu đỏ cam rực rỡ trông rẩt đẹp. 

Hoa Sò đo cam
Hoa Sò đo cam

Về hình thái: Sò đo cam là cây gỗ lớn, cao 10 – 15m. Lá mọc đối, kép một lẩn hình lông chim, dài 30 - 40cm, có khoảng 7 đôi lá chét; lá chét dài 15 - 45cm, hình trái xoan hẹp, đẩu nhọn, có lông mịn. Cụm hoa gồm nhiều chùm ở ngọn cành, mỗi chùm 5 - 6 hoa to. Đài hoa dạng mo có khía, bị chẻ dọc khi hoa nở; tràng hoa hình chuông, đường kính 5 cm, màu đỏ cam, họng có sọc vàng. Quả nang đứng, dẹp, dài 20cm, rộng 3 - 5cm; chứa nhiều hạt nhỏ có cánh trong suốt. Ra hoa tháng 6 - 7. Nhân giống bằng chiết cành hay từ hạt. 

Về thành phẩn hóa học: Theo CA Elusiyan và cộng sư, sự phân bố Iridiod glucosid và các hợp chất chống oxy hóa được phân lập từ các bộ phận khác nhau của Sò đo cam là verminosid (lá, vỏ thân và hoa), speciosid (hoa), kampferol diglucosid (lá) và acid caffeic (lá và quả). Các thành phẩn không oxy hóa được phân lập trong nghiên cứu này gổm ajugol (vỏ thân và quả) và phytol (lá). 

Một nghiên cứu khác đã xác định được 4 hoạt chất trong dịch chiết ethanol từ hoa của Sò đo cam, trong đó 2 chất chính là butan, 1, 1-diethoxy-3-methyl (35,11%) và acid n-hexadecanoic (30,22%). 

Trong y học cổ truyền

Sò đo cam không chỉ là cây trồng để lấy bóng mát, cho hoa đẹp, mà nó còn là một cây thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà khoa học Bỉ đã chứng minh nước sắc của vỏ thân Sò đo cam có tác dụng hạ đường huyết trên chuột, kháng bổ thể và kháng HIV (Niyonzima G. và cộng sự, Phytomedicine, 6(1):45-9 (3/1999). 

Tại Ghana, vỏ và lá cây được dùng để làm lành vết thương, đặc biệt trị bỏng và chế một loại nước uống; lá và hoa của cây này có tác dụng kháng khuẩn, trị bệnh sốt rét và nhiều bệnh khác nữa. 

Ở Việt Nam, theo Phạm Hoàng Hộ (1993), vỏ cây sắc uống trị lở dạ dày và viêm đường tiết niệu. Tôi có cùng quan điểm với ông Giám đốc Công ty cổ phẩn Công trình đô thị Bảo Lộc Hoàng Văn Quang: “Đây là cây dễ trồng, phát triển nhanh, cho hoa đẹp, mặt khác chỉ trồng trên các tuyến đường vào khu du lịch, công viên, đường phố nên khó bị ảnh hưởng bởi tác động của sự xâm hại”. 

Mặc dù cây Sò đo cam là loài thực vật ngoại lai, nhưng nểu kiểm soát được sự phát tán của nó thì cũng không sợ bị xâm hại nghiêm trọng (không giống như trường hợp cây Mai dương Mimosa pigra L., Mimosacene). Đặc biệt, nó còn là một cây thuốc nếu biểt sử dụng. Các nhà khoa học nên chú ý nghiên cứu dể biến cây này thành một nguồn gen có lợi cho chúng ta.

TSKH Trần Công Khánh  - Tạp chí Thuốc và Sức khỏe

 

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cây Hồng xiêm

Cây Hồng xiêm

Cây thuốc quanh ta - 06/03/2024

Cây Hồng xiêm

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Cây thuốc quanh ta - 23/02/2024

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Gừng vàng

Gừng vàng

Cây thuốc quanh ta - 30/01/2024

Gừng vàng

Quả lê có tác dụng trị ho, tiêu đờm?

Quả lê có tác dụng trị ho, tiêu đờm?

Cây thuốc quanh ta - 19/01/2024

Quả lê có tác dụng trị ho, tiêu đờm?

Bắp cải vừa ngon, vừa là bài thuốc rẻ, nhưng ai không nên ăn?

Bắp cải vừa ngon, vừa là bài thuốc rẻ, nhưng ai không nên ăn?

Cây thuốc quanh ta - 04/01/2024

Bắp cải vừa ngon, vừa là bài thuốc rẻ, nhưng ai không nên ăn?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới