Ứng dụng đo tốc độ Internet đầu tiên của Việt Nam có gì đặc biệt?

Ứng dụng i-Speed được triển khai trên cả hai nền tảng iOS và Android, hỗ trợ người dùng chủ động đo và đánh giá tốc độ truy cập Internet.
Lãnh đạo Cục Viễn thông và lãnh đạo Trung tâm Internet Việt Nam chủ trì sự kiện ra mắt ứng dụng i-Speed ngày 2/4. Ảnh: Vnnic.vn
Lãnh đạo Cục Viễn thông và lãnh đạo Trung tâm Internet Việt Nam chủ trì sự kiện ra mắt ứng dụng i-Speed ngày 2/4. Ảnh: Vnnic.vn

Sáng 2/4 tại Hà Nội, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) và Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã chính thức công bố ứng dụng i-Speed. Đây là ứng dụng được triển khai trên cả hai nền tảng iOS và Android, ứng dụng này hỗ trợ người dùng chủ động đo và tự đánh giá tốc độ truy cập Internet của mình.

Trong năm 2020, VNNIC đã phối hợp với Cục Viễn thông và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam triển khai gần 30 điểm đo trên toàn quốc, đặt tại 3 điểm kết nối của Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) và trên mạng của các ISP lớn tại Việt Nam.

 
Ứng dụng i-Speed được triển khai trên cả hai nền tảng iOS và Android
Ứng dụng i-Speed được triển khai trên cả hai nền tảng iOS và Android

Ứng dụng i-Speed được thiết kế đơn giản, thuận tiện nhằm nâng cao tương tác với người sử dụng. Chỉ với một “click”, người dùng Internet Việt Nam có thể chủ động đo các thông số tốc độ truy cập Internet (tốc độ tải xuống (Download), tốc độ tải lên (Upload) và độ trễ (Ping, Jitter)); qua đó, tự đánh giá liệu người dùng có đang được trải nghiệm Internet tốc độ cao như cam kết của nhà cung cấp dịch vụ. i-Speed cũng ghi nhận lịch sử đo trên thiết bị để người dùng dễ dàng theo dõi kết quả tốc độ truy cập Internet của mình.

Theo đại diện Trung tâm Internet Việt Nam và đại diện Cục Viễn thông. việc phát triển ứng dụng i-Speed và công bố thống kê tốc độ truy cập Internet một cách trung thực, khách quan đã góp phần hoàn thiện “bức tranh” thống kê đa chiều về Internet Việt Nam, thúc đẩy tính cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ Internet của các doanh nghiệp.

Theo thống kê từ hệ thống trong quý 1 năm 2021, tốc độ trung bình Download và Upload mạng di động thu được từ người dùng là 40,47Mbps và 25,73Mbps; tốc độ trung bình Download và Upload mạng băng rộng cố định là 57,60Mbps và 47,40Mbps.

VNNIC khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cung cấp điểm đo theo tiêu chuẩn chung để mở rộng mạng lưới điểm đo cho hệ thống, phục vụ việc cung cấp số liệu chính xác hơn tới cộng đồng. Hiện đã có 10 doanh nghiệp tham gia triển khai các điểm đo trên hệ thống, bao gồm VNPT, Viettel, Vietnamobile, Mobifone, NetNam, HTC, FPT Telecom, CMC Telecom, SCTV và SPT.

Cũng theo đại diện 2 đơn vị, trong thời gian tới, VNNIC sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet nâng cấp ứng dụng i-Speed, triển khai thêm các điểm đo trên cả nước, hướng tới mục tiêu chung là đảm bảo hoạt động mạng Internet Việt Nam an toàn, hiện đại, nâng cao năng lực hạ tầng số, phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Khánh Tường

https://www.baogiaothong.vn/ung-dung-do-kiem-toc-do-internet-dau-tien-cua-viet-nam-co-gi-dac-biet-d501398.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Laptop phát nổ khiến một nam sinh chấn thương sọ não, hôn mê

Laptop phát nổ khiến một nam sinh chấn thương sọ não, hôn mê

Công nghệ - 10/03/2024

Laptop phát nổ khiến một nam sinh chấn thương sọ não, hôn mê

Ca ghép phổi ngày cuối năm mang lại sự sống cho nữ sinh 21 tuổi

Ca ghép phổi ngày cuối năm mang lại sự sống cho nữ sinh 21 tuổi

Công nghệ - 15/02/2024

Ca ghép phổi ngày cuối năm mang lại sự sống cho nữ sinh 21 tuổi

Giảm 30% tỷ lệ chuyển tuyến nhờ chuyển giao kỹ thuật

Giảm 30% tỷ lệ chuyển tuyến nhờ chuyển giao kỹ thuật

Công nghệ - 15/12/2023

Giảm 30% tỷ lệ chuyển tuyến nhờ chuyển giao kỹ thuật

Ứng dụng công nghệ định vị phục vụ cấp cứu

Ứng dụng công nghệ định vị phục vụ cấp cứu

Công nghệ - 08/12/2023

Ứng dụng công nghệ định vị phục vụ cấp cứu

Ứng dụng phương tiện “xanh" để giảm ô nhiễm không khí

Ứng dụng phương tiện “xanh" để giảm ô nhiễm không khí

Công nghệ - 22/11/2023

Ứng dụng phương tiện “xanh" để giảm ô nhiễm không khí

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới