Bệnh tay chân miệng ở Quảng Nam tăng gấp 7,5 lần

Ba tháng đầu năm, Quảng Nam ghi nhận 282 ca tay chân miệng, tăng gấp 7,5 lần cùng kỳ năm ngoái.

Ông Trần Văn Tân, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam ngày 1/4 yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn cấp tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng.

Theo Sở Y tế, số ca tay chân miệng ở Quảng Nam hiện cao thứ 3 khu vực miền Trung. Bệnh tay chân miệng xuất hiện tại 13 trong số 18 huyện, thị xã, thành phố. Một số ca nặng, đe dọa sức khỏe và tính mạng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chuẩn bị cơ sở vật chất và chuyên môn hỗ trợ các địa phương khi có dịch.

null

Một trẻ đến bệnh viện phụ sản nhi Quảng Nam khám phát hiện mắc bệnh tay chân miệng. Ảnh: Sơn Thủy.

Bác sĩ Huỳnh Thị Hoàng Diệp, Phó Giám đốc Bệnh viện phụ sản nhi Quảng Nam, cho biết từ đầu năm đến nay Khoa Nhi truyền nhiễm ghi nhận 121 ca. Trong đó, riêng tháng 3 hơn 100 ca. Hiện trung bình mỗi ngày viện tiếp nhận khoảng 1-2 ca, có nhiều ngày đến 10 ca.

"Hiện chưa vào thời kỳ đỉnh dịch nhưng số trẻ mắc tay chân miệng tăng đột biến và có nhiều trường hợp nặng", bác sĩ Diệp nói. Bệnh viện đã chuyển 8 ca nặng ra Bệnh viện Đà Nẵng điều trị, trong đó có 2 phải thở máy và lọc máu.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, chưa có vaccine dự phòng. Phòng bệnh chủ yếu thông qua giữ gìn vệ sinh của trẻ và người chăm sóc trẻ như rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, vệ sinh hàng ngày, khử khuẩn hàng tuần vật dụng, đồ chơi của trẻ.

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Khi trẻ bệnh, chăm sóc tại nhà, cần cho ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, dùng thuốc giảm đau hạ sốt theo chỉ định. Không nên kiêng tắm mà ngược lại phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn.

Phụ huynh cần theo dõi, cảnh giác các dấu hiệu như sốt cao, nổi các nốt ở tay chân và vùng miệng, ăn uống kém. Đặc biệt cần lưu ý khi trẻ ngủ không yên, chới với, hay giật mình trong lúc thiu thiu ngủ. Đưa trẻ đi khám kịp thời, trẻ bệnh phải uống thuốc theo chỉ định, vệ sinh môi trường, rửa tay thường xuyên, theo dõi các biến chứng để xử trí kịp thời.

Sơn Thủy

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới