Biểu hiện sớm của bệnh tay chân miệng

Con em 5 tuổi, có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao không. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là gì? (Ngọc Minh, quận 12, TP HCM).

Trả lời:

Bệnh tay chân miệng đang tăng, thời gian giãn cách xã hội gần như không thấy trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Sau giãn cách, số trẻ mắc tay chân miệng ở Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) chỉ khoảng 10 trẻ trở xuống, nhưng khoảng 2 tuần giữa tháng 9 vượt hơn con số 30. Đây chỉ là đầu mùa, thời điểm nhiều nhất của tay chân miệng khoảng tháng 10 đến tháng 12. Điều đáng lo ngại là đã có trường hợp nặng, thông thường có ca nặng thì sẽ có thể có thêm ca nặng nữa.

Trẻ 5 tuổi nguy cơ bị tay chân miệng ít hơn nhưng vẫn có khả năng bệnh, thông thường bệnh này thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Trẻ trên 3 tuổi thường không mắc bệnh vì đã mắc rồi. Người lớn thỉnh thoảng vẫn bị căn bệnh này. Bắt đầu vào mùa học, tháng 10-11-12, tay chân miệng sẽ nhiều hơn.

Phát hiện sớm trẻ mắc tay chân miệng rất quan trọng. Một đến hai ngày đầu sốt nhẹ, sau đó bỏ ăn. Nếu nhìn vào miệng trẻ có thể thấy vết loét. Nếu không nhìn vào miệng, cha mẹ có thể thấy trẻ chảy nước miếng rất nhiều, khả năng xuất hiện vết loét ở niêm mạc miệng khiến con bỏ ăn. Đây là dấu hiện thường dễ nhận ra nhất của bệnh tay chân miệng. Nếu tinh ý hơn, cha mẹ có thể lật bàn tay, bàn chân, mông, gối của trẻ ra để kiểm tra, có thể có nổi mụn nước nhỏ.

Khi nghe báo đài báo thông tin xuất hiện bệnh tay chân miệng, cha mẹ thấy trẻ sốt nhẹ, có nổi mụn nước nhỏ phải đưa trẻ đi khám bệnh. Quan trọng nhất khi bị tay chân miệng là phát hiện sớm dấu hiệu nặng vì khoảng 90% trường hợp nhẹ, tự hết. Nhưng nếu nặng, trễ khoảng một tiếng cũng có thể thay đổi cả cuộc sống của trẻ. Nếu trẻ ngủ giật mình, tay chân run hoặc sốt trên 39 độ C trong 2 ngày mà không hạ, phụ huynh phải khám bác sĩ. Nặng hơn, trẻ thở mệt, da nổi bông, tay chân yếu cần đi bệnh viện. Trường hợp trẻ giật mình - một trong những biểu hiện của tay chân miệng, phụ huynh thường hay bỏ qua.

Trẻ trước sau cũng phải hòa nhập với môi trường ở lớp học. Nếu không bị tay chân miệng lúc nhỏ thì khi lớn mắc bệnh có thể nặng hơn. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng nhưng có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách dạy bé thói quen rửa tay, ăn sạch, uống sạch. Cha mẹ cần tiêm ngừa đầy đủ các bệnh có thể dự phòng được bằng vaccine cho con như cúm, thủy đậu, sởi - quai bị - rubella, viêm màng não...

Khi từ trường về đến nhà, phụ huynh nên thay quần áo cho con, rửa tay lại. Bên cạnh đó, cần cho bé uống đủ nước, ngủ đủ giấc. Trẻ mắc tay chân miệng phải nghỉ học ở nhà, nghỉ khoảng 10 ngày. Phụ huynh cần phải gọi ngay cho trường để thông báo trẻ bệnh, trường sẽ rà soát lại lớp học của trẻ để vệ sinh, rửa sạch đồ chơi để không lây cho trẻ khác. Ở nhà cũng vậy, phụ huynh phải rửa tất cả đồ chơi, sàn nhà, các bề mặt, rửa tay thì mới có thể ngăn được bệnh.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh  (Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Nữ bác sĩ chắt chiu cơ hội sống cho các thai nhi

Nữ bác sĩ chắt chiu cơ hội sống cho các thai nhi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 28/02/2024

Nữ bác sĩ chắt chiu cơ hội sống cho các thai nhi

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới