Bệnh tay chân miệng tăng nhanh ở Hà Nội

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội ghi nhận khoảng 330 ca tay chân miệng, xuất hiện rải rác tại nhiều quận, huyện, không tập trung thành ổ dịch.

Một số bệnh viện tại Hà Nội ghi nhận số ca tay chân miệng tăng vào tháng 6, 7. Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận hơn 30-50 trẻ đến khám bệnh tay chân miệng mỗi ngày, tăng 5 lần so với cùng kỳ. Trẻ chủ yếu ở Hà Nội. Tính từ đầu năm đến nay, bệnh viện điều trị khoảng 300 trẻ mắc tay chân miệng.

Khoa Nội Nhi tổng hợp của Bệnh viện E ghi nhận số ca bệnh tay chân miệng tăng vọt từ giữa tháng 6. Liên tục trong 3 tuần, bệnh viện tiếp nhận 10-15 trẻ mắc trong khi trước đó không có ca bệnh, nhiều trường hợp không rõ nguồn lây.

Tuy nhiên, số ca mắc tay chân miệng của Hà Nội không tăng so với cùng kỳ năm 2019, theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội. Bên cạnh đó, ca bệnh rải rác ở các quận, huyện, không xuất hiện ổ dịch lớn.

Ông Tuấn cũng cho biết, mọi năm dịch tay chân miệng xuất hiện vào tháng 4, nhưng năm nay "vào mùa" muộn hơn 2 tháng do trẻ được cách ly do Covid-19, đến trường muộn. Dù bệnh dễ lây lan ở các trường mẫu giáo, hiện nguy cơ bùng phát dịch không quá cao vì trẻ đã được nghỉ hè, song số ca mắc sẽ tăng trong thời gian tới khi đi học trở lại.

Trẻ điều trị tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Trẻ điều trị tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, tay chân miệng là bệnh do virus đường ruột gây ra. Nguồn lây từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Tay chân miệng có nhiều biến chứng nguy hiểm, dễ lây lan và có thể gây thành dịch lớn. Bệnh gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi.

Phụ huynh có thể tự nhận biết trẻ mắc tay chân miệng qua các dấu hiệu như sốt; da có dát, mụn đỏ, mụn nước ở họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối. Nếu trẻ sốt cao không hạ, tức là đã mắc bệnh nặng.

Bác sĩ Lâm khuyến cáo gia đình nên đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện tay chân miệng, tránh để lâu, bệnh gây biến chứng. Khi gia đình có trẻ mắc bệnh, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng sau khi thay tã, quần áo, tiếp xúc với phân, nước bọt của trẻ; rửa sạch đồ chơi, vật dụng; lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

Trẻ bị bệnh cần được cách ly tại nhà, không cho trẻ đến trường học, nơi tập trung đông người trong 10-14 ngày đầu mắc bệnh.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới