Bốn loại vaccine bà bầu cần tiêm

Trong thai kỳ, người mẹ có thể tiêm bổ sung vaccine VAT, bạch hầu - uốn ván - ho gà, cúm và viêm gan siêu vi B an toàn.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM cho biết, nhiều phụ nữ mang thai bất ngờ, chưa kịp tiêm phòng bệnh trước khi mang thai. Tuy nhiên không cần quá lo lắng.

"Các loại vaccine sản xuất từ thành phần bất hoạt (bào chế từ vi sinh đã bị suy yếu, mất khả năng gây bệnh), có thể bổ sung trong thai kỳ đã được khẳng định hiệu quả, rất an toàn cho cả mẹ và thai nhi", bác sĩ khẳng định.

Bốn loại vaccine mẹ nên bổ sung trong thai kỳ gồm:

Vaccine uốn ván rốn sơ sinh (VAT): 95% trẻ tử vong nếu bị uốn ván rốn sơ sinh. Do đó, bác sĩ khuyên thai phụ bắt buộc tiêm ngừa. Với người mang thai con so, cần tiêm hai mũi. Mũi thứ nhất tiêm càng sớm càng tốt. Mũi thứ hai nhắc lại sau khoảng 30 ngày và trước ngày dự sinh tối thiểu 30 ngày để cơ thể kịp tạo kháng thể truyền cho con.

Vaccine bạch hầu, uốn ván, ho gà: Thai phụ chưa tiêm vaccine, chưa có kháng thể, hoặc thời gian tiêm đã 10 năm trở lên thì khi mang thai tiêm nhắc lại rất cần thiết.

Theo bác sĩ Hà, tại Mỹ, chuyên gia y tế khuyên tiêm loại vaccine này ở tuần thai 27 đến 36. Người mẹ chọn tiêm riêng ho gà cũng được. Bởi căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm với trẻ. Không may nếu mẹ mắc bệnh, em bé sinh ra, rất dễ lây ho gà từ mẹ qua đường hô hấp. Trẻ không có biểu hiện ho gà rõ rệt như người lớn nên rất khó phát hiện. Nguy cơ tử vong ở trẻ bị ho gà lên tới 95%.

Vaccine cúm: Bác sĩ đánh giá mũi tiêm này rất an toàn, giúp phòng tránh viêm phổi, cúm mùa - loại bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai. Vaccine cúm nên được tiêm nhắc lại hàng năm để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Vaccine viêm gan siêu vi B: Việc tiêm ngừa virus viêm gan B với phụ nữ rất quan trọng, cả trước và trong mang thai. Nhất là các mẹ chưa có kháng thể viêm gan B càng cần tiêm chủng để bảo vệ con tốt nhất trong những tháng đầu đời non nớt.

Thông thường, trẻ mới sinh sẽ được tiêm ngừa viêm gan B theo Chương trình tiêm chủng quốc gia. Song bác sĩ Hà cho hay, cơ thể trẻ mất 4 đến 6 tuần, thậm chí là vài tháng mới tạo được kháng thể. Trong thời gian đó, kháng thể truyền từ mẹ sang bé trong lúc mang thai, cộng với kháng thể trong sữa mẹ sẽ bảo vệ bé khỏi bệnh tật.

Ngoài ra, bác sĩ khuyên, những bà bầu đang ở trong vùng dịch phế cầu khuẩn cần tiêm thêm vaccine chủng ngừa.

Thư Anh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới