Bữa ăn 10 loại thực phẩm tăng đề kháng nCoV cho trẻ

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên để tăng sức đề kháng cơ thể trẻ tuổi học đường, cần ăn mỗi bữa trên 10 loại thực phẩm.

Theo ông Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia, Covid-19 là bệnh do virus gây ra, lây lan rất nhanh trong cộng đồng và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Những người khỏe mạnh, sức đề kháng tốt sẽ ít bị lây nhiễm hơn. Nếu nhiễm virus thì biểu hiện bệnh cũng nhẹ hơn, nhanh hồi phục hơn những người sức khỏe yếu, sức đề kháng kém.

Ăn thực phẩm dinh dưỡng phù hợp, tỷ lệ cân đối, sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tạo nhiều yếu tố miễn dịch để nâng cao sức chống đỡ với virus gây bệnh.

"Dinh dưỡng trong phòng chống dịch chính là dinh dưỡng hợp lý theo nguyên tắc dinh dưỡng cho từng người theo lứa tuổi, theo bệnh mạn tính đang mắc. Trẻ em ở tuổi học đường cũng cần có chế độ dinh dưỡng riêng", ông Tuyên nhấn mạnh.

Theo Hướng dẫn dinh dưỡng dự phòng Covid-19  của Hội Tiết chế Dinh dưỡng Việt Nam, trẻ em tuổi tiểu học (6-11 tuổi) là giai đoạn quyết định sự phát triển tối ưu các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, thể lực và trí tuệ. Đây là giai đoạn trẻ tích lũy chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho tuổi dậy thì, là giai đoạn có sự biến đổi nhanh cả về thể chất và tâm lý nhưng cũng rất dễ bị tổn thương khi thiếu hụt dinh dưỡng.

Trẻ em tuổi học đường cần chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, phối hợp nhiều loại thực phẩm, vì không một thức ăn nào là toàn diện và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ông Tuyên khuyên: "Một bữa ăn chính cần có trên 10 loại thực phẩm, trong đó 2-3 loại cung cấp đạm và 3-5 loại rau củ".

Tỷ lệ các chất sinh năng lượng của khẩu phần như sau: protein cung cấp 13-20% tổng nhu cầu năng lượng, lipid 20-30%, glucid 55-65%.

Phân bố năng lượng các bữa ăn trong ngày như sau: năng lượng của bữa sáng 25-30%, bữa trưa 30-40%, bữa phụ 5-10%, bữa tối 25-30% tổng nhu cầu năng lượng cả ngày.

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường và muối. Cụ thể, trẻ 6-11 tuổi sử dụng ít hơn 15g đường, dưới 4g muối một ngày. Nên ăn muối i-ốt.

Nhu cầu nước uống tùy theo cân nặng, tuổi và hoạt động thể lực của trẻ. Mỗi đơn vị nước tương đương với 200 ml nước. Trẻ 6-11 tuổi uống trung bình 6-8 đơn vị nước mỗi ngày. 

Tăng cường hoạt động thể lực giúp trẻ tiêu hao năng lượng, có hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ xương khỏe mạnh khi trưởng thành. Trẻ em nên hoạt động thể lực tối thiểu 60 phút mỗi ngày, vận động mức độ vừa và nặng.

Có thể chia thành nhiều lần tập luyện với thời lượng ngắn hơn trong ngày, mỗi lần ít nhất trên 10 phút. Nên đa dạng hình thức tập luyện để cải thiện độ bền, độ mềm dẻo, tốc độ, phản ứng nhanh và khả năng phối hợp.

Trong thời gian dịch bệnh nên hạn chế ra ngoài. Ở trong nhà trẻ có thể nhảy dây, tập xà, chống đẩy, đạp xe hoặc đi bộ và chạy bằng máy tập.

Lê Nga 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Nữ bác sĩ chắt chiu cơ hội sống cho các thai nhi

Nữ bác sĩ chắt chiu cơ hội sống cho các thai nhi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 28/02/2024

Nữ bác sĩ chắt chiu cơ hội sống cho các thai nhi

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới