Có nên ngừng điều trị viêm gan B để mang thai?

Tôi nhiễm virus viêm gan B, đang điều trị. Tôi muốn sinh con, có nên dừng thuốc kháng virus để mang bầu hay không? (Hà, 30 tuổi, Hà Nội)

Trả lời:

Có rất nhiều yếu tố cần cân nhắc trước câu hỏi nên dừng thuốc kháng virus đang điều trị để mang bầu hay không. Để hiểu được về các yếu tố này, chúng ta cần hiểu lợi ích và nguy cơ của việc ngừng thuốc đối với sức khỏe của mẹ và sức khỏe của em bé.

Với người mẹ đã chỉ định dùng thuốc, việc dừng thuốc có các lợi ích không lớn hơn những nguy cơ phải đối mặt gồm:

Xuất hiện các đợt bùng phát viêm gan virus B

Ở phần lớn các trường hợp khi ngừng thuốc kháng virus khi còn chỉ định, có hiện tượng tải lượng virus tăng cao trở lại trong máu. Người mẹ cũng phải đối diện nguy cơ xuất hiện các đợt bùng phát viêm gan, gây tổn thương cho gan. Nguy cơ này sẽ cao hơn ở những bệnh nhân có HbeAg (+) (yếu tố cho thấy virus đang nhân lên và có khả năng lây lan mạnh), tải lượng virus còn cao.

Hậu quả của đợt bùng phát này cũng rất khác nhau. Với những người trẻ tuổi, mức độ tổn thương gan chưa nhiều, chưa có xơ gan thì những đợt bùng phát viêm gan B có thể ít gây hậu quả nghiêm trọng, hiếm khi xuất hiện tình trạng suy gan cấp nặng và tình trạng xơ gan tiến triển nặng. Họ khó bị xơ gan xảy ra trong thời gian ngừng thuốc vài tháng. Với bệnh nhân bị tổn thương gan nặng, xơ gan, những đợt bùng phát viêm gan có thể làm tình trạng xơ gan tiến triển nặng hơn, nguy cơ xơ gan mất bù, có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc chất lượng cuộc sống. Khi mang thai, người phụ nữ còn có thay đổi miễn dịch nên số ít bệnh nhân có thể gặp đợt bùng phát viêm gan mạnh, dẫn tới suy gan cấp nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và em bé.

Virus kháng thuốc

Việc dừng thuốc, uống thuốc không đều và thất thường là yếu tố thuận lợi để virus kháng thuốc, từ đây chọn thuốc điều trị cho mẹ sau này cũng khó khăn vì lượng thuốc điều trị tốt không còn nhiều. Bác sĩ điều trị cũng khó khăn hơn, phải phối hợp thuốc hoặc gia tăng liều thuốc nên nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ cao hơn, chi phí điều trị cũng gia tăng.

Còn em bé sẽ có lợi ích và nguy cơ gồm:

Lợi ích: Dừng thuốc kháng virus có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện dị tật bẩm sinh ở em bé. Tuy nhiên không phải thuốc kháng virus nào cũng gây ra nguy cơ dị tật. Thuốc TDF tương đối an toàn cho phụ nữ mang thai. Các thuốc như Entercavir (ETV), Adefovir, Interferon là những thuốc có nhiều bằng chứng gây ảnh hưởng bất lợi đến em bé và không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai; thuốc TAF chưa có đủ dữ liệu khẳng định về tính an toàn.

Nguy cơ: Các vấn đề sức khỏe xuất hiện với người mẹ trong thai kỳ có thể cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé hoặc gia tăng nguy cơ lây nhiễm cho em bé khi mẹ dừng thuốc kháng virus và không có các phương pháp điều trị dự phòng phù hợp. Nếu tình trạng sức khỏe người mẹ không tốt, có bệnh lý nặng, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của em bé. Nếu được đánh giá ít có nguy cơ xuất hiện đợt bùng phát viêm gan, người mẹ chỉ được dừng thuốc trong 6 tháng đầu, em bé khi sinh ra phải tiêm phòng viêm gan B đầy đủ để có nguy cơ mắc bệnh tối thiểu.

Tóm lại, không có quyết định nào là hoàn toàn đúng cho tất cả các bệnh nhân, cần cá thể hóa tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ, tình trạng bệnh lý gan của mẹ, thời gian đã điều trị kết quả điều trị đã đạt được. Bác sĩ điều trị có trách nhiệm giải thích cho bệnh nhân hiểu về lợi ích và nguy cơ và có thể đến để đưa ra lời khuyên. Song người bệnh sẽ quyết định cuối cùng, dựa cơ sở thực sự hiểu về bệnh.

Dựa trên hiểu biết và các kiến thức cập nhật, tôi khuyến cáo phụ nữ nên được sàng lọc viêm gan B khi dự định mang thai. Nếu mắc viêm gan B, phụ nữ cần được tư vấn các biện pháp theo dõi phòng lây truyền bệnh từ mẹ sang con.

Phụ nữ đang điều trị viêm gan B có ý định mang thai hoặc phát hiện mang thai, cần thông báo sớm nhất cho bác sĩ điều trị sớm nhất để nhận được tư vấn kỹ và đưa ra quyết định phù hợp.

Những người trẻ mắc viêm gan B nhưng chưa có xơ gan, đã đạt được mục tiêu điều trị như virus dưới ngưỡng và điều kiện cụ thể khác, có thể cân nhắc dừng thuốc kháng virus và theo dõi chặt chẽ tình trạng men gan và chức năng gan. Họ cũng có thể dùng lại thuốc kháng virus TDF từ tuần thai thứ 25. Em bé khi sinh ra cần được tiêm phòng viêm gan B và huyết thanh kháng viêm gan B.

Những người được đánh giá nguy cơ cao xuất hiện đợt bùng phát nguy hiểm khi dừng thuốc, cần tiếp tục duy trì thuốc kháng virus. Trong trường hợp này, thuốc kháng virus được lựa chọn là TDF vì có nhiều bằng chứng về tính an toàn cho phụ nữ mang thai và là thuốc được khuyến cáo có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Bác sĩ Đồng Phú Khiêm
Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới