Mẹ nhiễm HIV không nên cho con bú

Bà mẹ nhiễm HIV tuyệt đối không nên nuôi con bằng sữa mẹ, giảm tối đa nguy cơ lây truyền virus HIV sang con.

Bác sĩ Võ Hoàng Anh Tuấn, khoa Sản - Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, cho biết, một nửa số trẻ em sống, sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV, có nguy cơ mắc bệnh nếu không được can thiệp y tế đúng cách.

Virus HIV lây từ mẹ sang con có thể diễn ra trong ba thời kỳ. Gồm, giai đoạn mang thai, virus từ máu mẹ qua nhau thai vào cơ thể thai nhi (20-30%). Giai đoạn sinh nở, dù đẻ thường qua ngả âm đạo hay đẻ mổ thì nguy cơ cũng cao hơn, 50%. Virus từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo hoặc vết thương chảy máu ở âm đạo của mẹ xâm nhập vào trẻ thông qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc vết xước trên da trẻ. 20-30% còn lại xảy ra nếu trẻ bú sữa mẹ.

Theo bác sĩ Tuấn, virus luôn tồn tại trong sữa mẹ, dù chúng có bị kiểm soát ở tải lượng thấp nhất, thì tỷ lệ lây nhiễm vẫn cao. Khi trẻ bú mẹ nhiều lần trong ngày, HIV có thể xâm nhập qua niêm mạc miệng, lưỡi, lợi của trẻ. Đặc biệt, nếu trẻ có các viêm nhiễm, sang thương trong khoang miệng (viêm lợi, mọc răng, nấm miệng...) hoặc niêm mạc đường ruột, nguy cơ tăng. Ngoài ra, trong trường hợp vú mẹ có viêm nhiễm, có vết nứt "cổ gà", hay bị trẻ ngứa lợi mọc răng cắn gây chảy máu, HIV có thể theo máu xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Bác sĩ Tuấn khám và tư vấn cho một sản phụ sắp đến ngày dự sinh (người mẹ không mang HIV). Ảnh: Thư Anh.
Bác sĩ Tuấn khám và tư vấn cho một sản phụ sắp đến ngày dự sinh (người mẹ không mang HIV). Ảnh: Thư Anh.

Bác sĩ khuyến cáo mọi bà mẹ cần đi tầm soát HIV trước, trong và sau thời kỳ thai sản. Với những bà mẹ không may mắc HIV thì sẽ được can thiệp điều trị bằng thuốc kháng virus ARV sớm nhất, ngay khi phát hiện.

"Sản phụ nhiễm HIV là trường hợp đặc biệt. Họ tuyệt đối không nên nuôi con bằng sữa mẹ", bác sĩ Tuấn khẳng định.

Đồng quan điểm, bác sĩ Lê Thị Thu Thanh, khoa Sản - Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, giải thích, sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với bà mẹ nhiễm HIV, thành phần sữa đã có sự thay đổi, nhất là chất lượng kháng thể. Do đó, trẻ có mẹ nhiễm HIV nên uống hoàn toàn sữa công thức sau khi chào đời.

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là biện pháp rất hiệu quả. Tỷ lệ nhiễm HIV từ mẹ sang con năm 2010 là 10,8%. Sau 5 năm, tỷ lệ này giảm xuống còn 2,8%. Đến cuối năm 2019 tỷ lệ này dưới 2%, có nghĩa là cứ 100 phụ nữ nhiễm HIV sinh con thì có hai trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ.

Năm 2019, tính đến 30/9, cả nước ghi nhận 1.569 phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng ARV; 1.079 trường hợp điều trị trước khi có thai. Số trẻ sinh ra còn sống từ mẹ nhiễm HIV là 1.370, có 1.351 trẻ được điều trị dự phòng ARV.

Thư Anh

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới