Tại sao người già bị còng lưng?

Theo VnExpress 02:34 23/06/2022 - Tập luyện
Loãng xương gây xẹp đốt sống là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến còng lưng, không chỉ gây đau mà còn ảnh hưởng chất lượng sống của người già.
Còng lưng làm giảm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Ảnh: Shutterstock
Còng lưng làm giảm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Ảnh: Shutterstock

 

Còng lưng là tình trạng thân đốt sống, đặc biệt là phần trước, bị xẹp hoặc tiêu hủy, làm cho cột sống nghiêng về phía trước. Còng lưng thường xảy ra ở các đốt sống lưng - thắt lưng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên, ở người cao tuổi, còng lưng thường là do bệnh lý loãng xương gây xẹp đốt sống.

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh cho biết, xương tạo thành từ nhiều khoáng chất như canxi, vitamin D, protein... Trong suốt cuộc đời, xương không ngừng trao đổi chất, quá trình này gồm hai phần chính là tạo xương và hủy xương. Theo thời gian, tuổi tác ngày càng cao, hoạt động tạo xương giảm đi trong khi hoạt động hủy xương tăng lên. Điều này làm sụt giảm khối lượng xương và suy thoái cấu trúc xương, gây ra tình trạng loãng xương. Lúc này, người bệnh có thể bị gãy xương dù chỉ gặp phải chấn thương nhẹ; thậm chí, khi không xảy ra chấn thương nào, đốt sống vẫn xẹp do trọng lượng cơ thể. Theo bác sĩ Nguyễn Tấn Vũ, một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng xẹp đốt sống là giảm chiều cao, giảm khả năng vận động cột sống. Ngoài ra, nếu người bệnh cảm thấy đau khi trở mình có thể là dấu hiệu của xẹp đốt sống cấp; nếu đốt sống xẹp gây chèn ép thần kinh, sẽ gây ra hiện tượng đau tê chân, yếu chân, đau theo rễ thần kinh liên sườn, rối loạn cơ tròn... Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, xẹp đốt sống không có dấu hiệu rõ rệt mà người bệnh chỉ vô tình phát hiện khi thực hiện chẩn đoán hình ảnh cho các bệnh lý khác. Tình trạng loãng xương, xẹp đốt sống nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh như khó đứng thẳng, dễ mỏi; đau dữ dội nếu xẹp đốt sống cấp; dễ bị gãy xương do té ngã và nguy cơ gãy xương tái phát; tình trạng gãy xương chậm lành... Đặc biệt, nếu gãy những xương lớn như xương đùi ở vùng háng, việc điều trị gặp nhiều khó khăn do người bệnh cao tuổi, mắc nhiều bệnh lý nền. Ngoài ra, trong quá trình chờ lành xương, người bệnh phải nằm một chỗ trong thời gian dài. Điều này dẫn đến những biến chứng như viêm phổi, tắc mạch chi, suy dinh dưỡng, teo cơ.... góp phần làm tăng nguy cơ tử vong.

Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ xẹp đốt sống, có kèm theo các tổn thương thần kinh hay không. Xẹp đốt sống không có tổn thương thần kinh kèm theo sẽ được chỉ định điều trị nội khoa. Theo đó, người bệnh sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi tại giường, dùng dụng cụ nẹp cố định cột sống nhằm nâng đỡ và hạn chế cử động vị trí đốt sống bị xẹp. Các loại thuốc thường được kê đơn là thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ, chống loãng xương, hủy cốt bào...

Loãng xương là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến còng lưng ở người cao tuổi. Ảnh: Shutterstock
Loãng xương là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến còng lưng ở người cao tuổi. Ảnh: Shutterstock

 

Xẹp đốt sống có tổn thương thần kinh ở mức độ trung bình cho đến nặng, không đáp ứng điều trị bảo tồn sau 2 tháng sẽ được chỉ định phẫu thuật can thiệp. Người bệnh có thể được chỉ định bơm xi măng sinh học, giúp đẩy thân đốt sống phồng lên và cứng lại như ban đầu, khắc phục tình trạng xẹp. Trong trường hợp xẹp đốt sống nặng, biến dạng cột sống lớn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Theo bác sĩ Nguyễn Tấn Vũ, phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh là tầm soát loãng xương hàng năm.

Bơm xi măng sinh học khôi phục độ phồng của đốt sống. Ảnh: BVĐK Tâm Anh
Bơm xi măng sinh học khôi phục độ phồng của đốt sống. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

 

Những đối tượng nên tầm soát loãng xương xẹp đốt sống là phụ nữ sau mãn kinh 3 năm, nam giới trên 70 tuổi... Để chẩn đoán chính xác người bệnh có bị loãng xương hay không, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sử dụng phương pháp đo DEXA. Phương pháp này dùng tia X để đo hàm lượng canxi và các khoáng chất khác có trong xương; thường được đo ở cột sống, hông hoặc cổ tay. Mật độ xương càng cao thì xương càng chắc khỏe và nguy cơ gãy xương càng thấp. Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và sinh hoạt hợp lý giúp ngăn chặn, làm chậm quá trình suy giảm mật độ xương hiệu quả. Người bệnh nên bổ sung đủ canxi và vitamin D, tăng cường các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như vitamin C và E; vận động thường xuyên với cường độ thích hợp để xây dựng hệ xương chắc khỏe, tăng sự dẻo dai và linh hoạt; không hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích; không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau chống viêm; thăm khám bác sĩ định kỳ hoặc khi xuất hiện bất thường.

Phi Hồng

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Người đàn ông tử vong trong lúc tập gym ở Hải Dương

Người đàn ông tử vong trong lúc tập gym ở Hải Dương

Tập luyện - 15/12/2023

Người đàn ông tử vong trong lúc tập gym ở Hải Dương

Những bệnh lý nguy hiểm người chơi thể thao cần biết

Những bệnh lý nguy hiểm người chơi thể thao cần biết

Tập luyện - 03/11/2023

Những bệnh lý nguy hiểm người chơi thể thao cần biết

Coi chừng thành tật vì bẻ khớp cổ trị đau vai gáy

Coi chừng thành tật vì bẻ khớp cổ trị đau vai gáy

Tập luyện - 24/10/2023

Coi chừng thành tật vì bẻ khớp cổ trị đau vai gáy

Thừa cân, béo phì có xu hướng trẻ hóa

Thừa cân, béo phì có xu hướng trẻ hóa

Tập luyện - 14/10/2022

Thừa cân, béo phì có xu hướng trẻ hóa

Khởi động giải chạy gây quỹ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Khởi động giải chạy gây quỹ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Tập luyện - 29/04/2022

Khởi động giải chạy gây quỹ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới