Bệnh đau mắt đỏ

15/05/2020 - Phòng bệnh
Viêm kết mạc, hay còn gọi là đau mắt đỏ, là tình trạng viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu (lòng trắng), kết mạc mi. Bệnh rất thường gặp (cấp tính chiếm tần suất mắc cao hơn mạn tính), điều trị dễ dàng và có thể tránh được. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi giới, mọi lứa tuổi: trẻ em, người trưởng thành, người già.
Đau mắt đỏ - Ảnh minh họa
Đau mắt đỏ - Ảnh minh họa

Viêm kết mạc dễ lây lan và có thể lan rộng thành dịch vào mùa xuân-hè. Bệnh này có thể do một hoặc nhiều yếu tố gây ra, bao gồm các chất gây dị ứng, chất kích thích, trầy xước, vi khuẩn và vi-rút. Trong những trường hợp nghiêm trọng, đau mắt đỏ nặng hoặc không được điều trị có thể gây mất thị lực vĩnh viễn hoặc tổn thương mắt. Dưới đây là ba nguyên nhân phổ biến nhất của viêm kết mạc cùng một số hướng dẫn phòng tránh.

Dị ứng

Mắt xuất hiện trạng thái đỏ, ngứa rát là một biểu hiện phổ biến khi bạn bị dị ứng. Một số người bị dị ứng thời tiết theo mùa, thường do phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng khác có mặt vào một số thời điểm nhất định trong năm. Một số khác bị dị ứng dẫn đến viêm kết mạc là do sống trong môi trường có các phần tử gây dị ứng lâu ngày, ví dụ như bào tử nấm mốc, lông động vật, bụi bặm hoặc có lông vũ. Bệnh dị ứng này trở nặng trong thời tiết khô hanh, ấm áp và giảm bớt đi khi trời mưa hoặc lạnh.

Các triệu chứng biểu hiện trên mắt gồm có chảy nước mắt, ngứa rát, tiết dịch nhầy. Mắt xuất hiện quầng thâm, hoặc có thể trở nên nhạy cảm dưới ánh sáng mặt trời.

Để phòng tránh hoặc chữa trị kịp thời trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng nước muối hoặc nước lạnh rửa mắt để giảm bớt các triệu chứng. Tránh dụi mắt, vì điều này chỉ làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nước mắt nhân tạo không có chất bảo quản là một cách hữu ích để loại bỏ các chất gây dị ứng. Chúng sẽ tạo thành một rào cản để ngăn ngừa các chất gây dị ứng tiếp xúc với mắt. Một mẹo là giữ nước mắt nhân tạo trong tủ lạnh, vì hơi mát cũng sẽ giúp làm dịu đi đôi mắt của bạn.

Vi-rút

Viêm kết mạc gây ra bởi vi-rút là một điều rất phổ biến. Các triệu chứng thường biến mất trong vòng 5 đến 14 ngày, nhưng nó có đặc điểm là rất dễ lây lan. Nó lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp với bàn tay bị nhiễm bẩn, nước hồ bơi và các vật dụng cá nhân khác.

Loại đau mắt đỏ này có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt. Bạn có thể xuất hiện triệu chứng ở một mắt nhưng sau đó tiếp tục phát triển các triệu chứng lan ra đến mắt còn lại. Nó thường đi kèm với nhiễm trùng đường hô hấp, và các biểu hiện bao gồm mắt đỏ, ngứa và tiết dịch nước hoặc nhầy.

Tránh tiếp xúc với người khác là điều quan trọng để ngăn ngừa lây lan viêm kết mạc do vi-rút. Đừng dụi mắt vì điều này có thể làm cho vi-rút lây lan sang mắt khác. Chờm lạnh và nước mắt nhân tạo sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng. Viêm kết mạc do vi-rút có thể phải đi khám bác sĩ và sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn.

Vi khuẩn

Viêm kết mạc do vi khuẩn thường trông giống như viêm kết mạc do vi-rút nhưng ít phổ biến hơn. Một biểu hiện điển hình của những người bị viêm kết mạc do vi khuẩn là xuất hiện với cảm giác đôi mắt của họ bị “đóng chặt”.

Đôi khi viêm kết mạc do vi khuẩn có thể gây ra các biến chứng ở trẻ em, đặc biệt là nhiễm trùng mắt. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau kháng sinh, thường là từ năm đến bảy ngày.

Đau mắt đỏ từ vi khuẩn thường xuất phát từ các nhiễm trùng khác ở tai, cổ họng hoặc viêm xoang. Nếu trong trường hợp đó, bạn phải nhanh chóng đi khám để có thể điều trị phù hợp.

Nguồn: Pharmacy Times

Thanh Hòa - Tạp chí Dược Mỹ phẩm

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Phòng bệnh - 12/04/2024

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Phòng bệnh - 08/04/2024

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Phòng bệnh - 03/04/2024

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Phòng bệnh - 01/04/2024

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Phòng bệnh - 01/04/2024

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới