Nguyên nhân chính khiến bạn bị đau mắt đỏ và cách phòng tránh
Khô mắt
Mắt khô là một trong những nguyên nhân phổ biến thường gặp gây ra những hằn đỏ trên đôi mắt. Khi mắt của bạn quá khô, chúng sẽ trở nên dễ bị nhiễm trùng và nóng lên, và những sự kích ứng đó làm cho đôi mắt đỏ lên. Bác sĩ Svetlana Fisher thuộc viện mắt Specs Appeal nói rằng chứng khô mắt thường xuất hiện trong trường hợp thời tiết khô, hoặc cũng có thể là do nhìn màn hình máy tính, điện tử quá lâu. Bác sĩ khuyên dùng những loại thuốc nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo để cải thiện và khắc phục tình trạng này.
Dị ứng
“Rất nhiều người không để ý và biết rằng những vật nuôi trong gia đình có thể gây hại cho mắt”, bác sĩ Fisher chia sẻ và khuyên mọi người nên chăm sóc các con vật này và thường xuyên tỉa lông cho chúng để giúp mắt của bạn tránh khỏi bị ngứa và viêm nhiễm. Bên cạnh đó, các chứng dị ứng gây mắt đỏ khác đến từ thay đổi thời tiết hoặc khói bụi. Cần luôn đảm bảo nơi ở của bạn sạch sẽ, đặc biệt là trong những mùa có nhiều phấn hoa trong không khí. Một gợi ý khác của bác sĩ đề xuất là thay đổi thảm trải sàn thành sàn gỗ. Không chỉ thế, dị ứng còn khiến cho đôi mắt chảy nước nhiều, để tránh điều này, hãy thử chờm lạnh trên mắt nhiều lần trong ngày hoặc dùng các loại thuốc nhỏ mắt chuyên dụng cho dị ứng.
Một số loại thuốc
Khá nhiều loại thuốc thông thường có thể làm mắt bạn bị kích ứng như thuốc kháng histamin, thuốc ngủ, thuốc chống lo lắng hay một vài loại thuốc giảm đau như ibuprofen có thể gây khô và đỏ mắt qua việc làm giảm lưu lượng máu ở các mô quanh mắt. Hãy dùng các loại nước mắt nhân tạo phù hợp để khắc phục trường hợp này.
Mãn kinh
Bác sĩ Fisher nói rằng những người phụ nữ lớn tuổi thường dễ bị khô hoặc đỏ mắt do tiến vào giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi và mất cân bằng trong nội tiết là nguyên nhân gây ra những điều này. Theo bác sĩ, các chất bôi trơn mắt, nước mắt nhân tạo hoặc chờm nóng là các biện pháp thích hợp đối với đôi mắt của bạn.
Không ngủ đủ giấc
Đôi mắt của bạn cần có thời gian để “nạp lại năng lượng” vào ban đêm. Nếu bạn ngủ ít hơn 7 hoặc 8 tiếng mỗi đêm, bạn sẽ dễ dàng bị đỏ mắt. Một cách thông thường để khắc phục là dùng các loại nhỏ mắt dưỡng ẩm. Nhưng trong quá trình về lâu về dài, bạn cần tập trung để chu trình ngủ được đủ giấc và đều đặn, giảm bớt ánh sáng trong khoảng một giờ trước khi đi ngủ cũng sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
Kính áp tròng
Kính áp trong là một trong những nguyên nhân thông thường gây đỏ, khô và ngứa cho đôi mắt vì bạn thường xuyên lấy tay chạm vào mắt và kính áp tròng không đủ độ ẩm nên dễ khiến mắt bị khô. Bên cạnh đó, mắt tiếp xúc với dị vật thường xuyên sẽ dễ bị kích ứng. Nếu bạn không thể đeo kính áp tròng quá lâu vì bị kích ứng, hãy đi khám mắt để có hiệu quả tốt nhất.
Nhiễm trùng
Thông thường, bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn hoặc virut ở mắt, đặc biệt nếu bạn làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với trẻ em hoặc dùng kính áp tròng thường xuyên. Viêm kết mạc hoặc đau mắt đỏ là những căn bệnh phổ biến trong trường hợp này nhất. Bác sĩ Fisher khuyên rằng nếu bạn thấy bất cứ biểu hiện khác thường nào ở mắt như đau mắt hay thị lực giảm, hoặc mắt trở nên quá nhạy cảm, bạn có thể đã bị các căn bệnh trên và nên đi khám mắt ngay.
Chất cồn
Khi bạn uống quá nhiều đồ chứa cồn, điều này sẽ khiến các mạch máu của bạn giãn ra và làm cho đôi mắt bị đỏ. Để giảm bớt mẩn đỏ, bạn nên dùng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng, chúng sẽ co bóp các mạch máu của bạn và khiến đôi mắt bình thường trở lại.
Vỡ mạch máu mắt
Các mạch máu trong mắt bị vỡ khi có quá nhiều áp lực xảy ra với mắt bạn. Bác sĩ Fisher nói rằng không khó để biết mạch máu của bạn có bị vỡ không vì điều này chỉ xuất hiện duy nhất trong một mắt. Nếu bạn gặp phải trường hợp này thì cần đi khám mắt ngay lập tức để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Dương Anh - Tạp chí Dược Mỹ phẩm
Nguồn: Reader’s Digest (www.rd.com)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Phòng bệnh - 24/10/2024
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện
Phòng bệnh - 22/10/2024
Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện
Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối
Phòng bệnh - 11/10/2024
Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối
Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?
Phòng bệnh - 08/10/2024
Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?
Cách nào phòng bệnh gút?
Phòng bệnh - 08/10/2024
Cách nào phòng bệnh gút?