Bệnh loãng xương

02:56 02/06/2020 - Phòng bệnh
Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là tình trạng bệnh lí của hệ thống xương được đặc trưng bởi sự giảm khối xương, gây tổn hại đến vi cấu trúc của tổ chức xương, giảm độ chắc của xương khiến xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần dẫn đến tình trạng xương bị yếu và hậu quả là tăng nguy cơ gẫy xương.

null

Vị trí xương hay bị gẫy là: cổ xương đùi, xương cột sống, xương cẳng tay.

Loãng xương thực chất chính là hậu quả của sự rối loạn trong cân bằng tạo và hủy xương, trong đó quá trình hủy xương chiếm ưu thế. Hậu quả nặng nhất của loãng xương là gãy xương. Tuổi thọ trung bình càng cao, số người mắc bệnh ngày càng nhiều và thường xảy ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già.

Bệnh loãng xương thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng gì đặc biệt, cho nên rất khó phát hiện. Thường chỉ được chẩn đoán khi bệnh đã nặng hoặc có biến chứng gãy xương. Lúc này việc điều trị chủ yếu là điều trị biến chứng và điều trị hậu quả do loãng xương gây ra, việc điều trị cũng chỉ góp phần làm giảm sự phát triển của bệnh. Gãy xương do loãng xương xảy ra để lại hậu quả rất nghiêm trọng, một số xương bị gãy thì điều trị khỏi, còn một số xương bị gãy có thể không lành lại được, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở hông.

Những biến chứng nguy hiểm về bệnh loãng xương thường gặp gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh như đau kéo dài do chèn ép thần kinh, gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực...  Bệnh làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống đặc biệt là những người lớn tuổi.
Chúng ta nên hiểu biết về bệnh loãng xương để từ đó có các biện pháp dự phòng loãng xương là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó phát hiện và điều trị sớm cũng có tác dụng làm giảm biến chứng của loãng xương.

Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của tuổi già. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể phòng ngừa được. Hơn nữa, những người đã bị loãng xương vẫn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Cơ chế bệnh sinh của loãng xương: Trong cơ thể con người xương bao gồm xương đặc và xương xốp. Xương đặc thì dầy, có mật độ chất khoáng cao và tạo thành lớp bề ngoài của xương, chịu trách nhiệm nâng đỡ, chịu lực. Xương đặc chiếm tỷ lệ 80% bộ xương. Xương xốp có cấu trúc tổ ong và mật độ chất khoáng tương đối thấp. Bên trong ống xương là tủy có hồng cầu và bạch cầu. Xương trải qua quy trình chu chuyển xương, liên tục thay đổi: xương bị đào thải và thay thế bằng xương mới. Quy trình này được chi phối bởi 2 loại tế bào: tế bào xương và tế bào hủy xương. Tế bào hủy xương đào thải xương cũ tạo 1 hốc nhỏ trong mô xương. Tế bào xương sẽ đến thành lập xương mới và khoáng hóa xương mới ngay tại hốc do tế bào hủy xương tạo ra. Quy trình này diễn ra liên tục cho đến khi tuổi đời đạt 25-35 tuổi. Đây là giai đoạn hình thành xương vượt trội hơn sự hủy xương và khối lượng xương đạt mức “đỉnh”. Phát triển bệnh loãng xương như thế nào tùy thuộc vào khối lượng xương đạt được ở độ tuổi 25-35 và cách mất nó sau này. Khối lượng xương đỉnh cao hơn, ít có khả năng có phát triển bệnh loãng xương khi có tuổi.

Sức mạnh của xương phụ thuộc vào kích thước và mật độ của nó; mật độ xương phụ thuộc một phần vào lượng canxi, phốt pho và các khoáng chất khác có chứa xương. Khi xương chứa các khoáng chất ít hơn bình thường, xương ít mạnh mẽ và cuối cùng mất cấu trúc nội bộ hỗ trợ.

Các yếu tố khác, chẳng hạn như mức độ hoóc môn cũng ảnh hưởng đến mật độ xương. Ở phụ nữ, khi mức độ estrogen giảm ở thời kỳ mãn kinh, mất xương tăng đáng kể. Ở nam giới, mức estrogen và testosterone thấp có thể gây ra sự mất khối lượng xương. Do vậy loãng xương là bệnh khởi phát chậm và không có những dấu hiệu lâm sàng điển hình.

Loãng xương được phân thành 2 loại: Loãng xương tiên phát (nguyên phát) chiếm khoảng 95%, là do sự lão hóa của các tạo cốt bào thường xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh và ở tuổi già; Loãng xương thứ phát chiếm khoảng 5%, gây ra do sự không vận động cơ thể, bệnh kinh niên, thiếu dinh dưỡng, hoặc tác dụng phụ của dược phẩm… Ngoài ra, loãng xương còn do những yếu tố nguy cơ như: di truyền, tiền sử gia đình có người bị gẫy xương sớm, hút thuốc, nghiện rượu…

Bệnh loãng xương khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương, dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ, thường xuất hiện ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Do vậy chúng ta cần hiểu đúng về nó để có cách phòng ngừa loãng xương một cách hiệu quả nhất, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây nên loãng xương.

Phòng ngừa bệnh loãng xương.

Món ăn cung cấp canxi
Món ăn cung cấp canxi

Loãng xương có thể phòng ngừa hoặc làm giảm đi bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống tích cực. Thiếu hụt estrogen ở tuổi mãn kinh, tuổi già, một số bệnh lý hoặc một số thuốc có thể dẫn đến loãng xương. Vì vậy việc phòng ngừa vẫn là chủ yếu.

- Chế độ ăn cung cấp đầy đủ canxi, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết chung cho cơ thể trong suốt cuộc đời, theo nhu cầu của từng lứa tuổi và tình trạng cơ thể.

- Duy trì chế độ vận động tập luyện thường xuyên giúp dự trữ canxi cho xương, tăng độ chắc của xương, sức mạnh cơ, có thể giúp xây dựng xương và mất xương chậm để giảm khả năng té ngã và gẫy xương.

- Hạn chế một số thói quen: hút thuốc lá, uống nhiều rượu, nhiều cà phê, ít vận động…

- Luôn phòng tránh nguy cơ té ngã.

- Cần kiểm tra mật độ xương ở những người có nguy cơ cao bị loãng xương. Kiểm tra định kỳ với phụ nữ >65 tuổi hoặc mãn kinh, nam >70 tuổi, để có những biện pháp điều trị thích hợp và cải thiện tình trạng loãng xương.

Chú ý: Với những phụ nữ mãn kinh có thể sử dụng hóc môn thay thế nhưng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ và lưu ý chống chỉ định và không nên dùng quá 3 năm. Đối với những trường hợp sử dụng glucocorticoid, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, đái tháo đường typ 2… cần sử dụng đầy đủ can xi và vitamin D. Cần kiểm soát bệnh tốt, sử dụng một số thông số sinh hóa đánh giá chu chuyển xương và đo mật độ xương để phát hiện sớm bệnh loãng xương để kịp thời điều trị.

BS.Ngô Hằng (BV Quân y 103) - Theo Tạp chí Dược Mỹ phẩm

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Phòng bệnh - 24/10/2024

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện

Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện

Phòng bệnh - 22/10/2024

Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện

Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối

Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối

Phòng bệnh - 11/10/2024

Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?

Phòng bệnh - 08/10/2024

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?

Cách nào phòng bệnh gút?

Cách nào phòng bệnh gút?

Phòng bệnh - 08/10/2024

Cách nào phòng bệnh gút?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới