Có nên chườm nóng vết sưng sau tiêm vaccine phòng Covid-19?

PGS. TS. Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo: “Không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau”.

Hỏi:

Sau tiêm vaccine Covid-19, tôi bị sưng đau vị trí tiêm, thậm chí sưng cứng, đỏ, không nhấc nổi tay. Nhiều người khuyên chườm nóng, đắp khoai tây, lòng trắng trứng gà... để giảm sưng. Làm như vậy có được không thưa bác sĩ?

Mỹ Hạnh (Hà Nội)

null

Trả lời:

Sưng, tấy đỏ hoặc gây đau nhức vết tiêm vaccine Covid-19 là một trong những phản ứng sau tiêm mà nhiều người gặp phải và thường sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm cần tiếp tục theo dõi. Nếu thấy sưng to nhanh đi khám ngay.

Trong hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe tại nhà sau tiêm vaccine Covid-19, Bộ Y tế cũng khuyến cáo: “Không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau”.

Bởi việc đắp, hoặc chườm có thể khiến tình trạng sưng nặng nề hơn. Có những trường hợp, từ vết tiêm hở có thể sẽ bị vi khuẩn tấn công, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo sau tiêm vaccine ngừa Covid-19, cần có người hỗ trợ bên cạnh 24/24h, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm vaccine và tiếp tục theo dõi sức khỏe đến 28 ngày sau tiêm, đặc biệt là 7 ngày đầu.

Không nên uống rượu, bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng; bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ; thường xuyên đo thân nhiệt.

Trong trường hợp sốt dưới 38,5 độ C cần cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm, lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước; không để nhiễm lạnh; 30 phút kiểm tra nhiệt độ một lần.

Còn nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên, sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế, đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Khi đi tiêm ngừa vaccine, mọi người cần khai báo rõ tình trạng sức khỏe bản thân, yếu tố nguy cơ (bệnh nền, đang dùng các loại thuốc...) để được chỉ định tiêm đúng, phòng các rủi ro có thể xảy ra sau tiêm.

PGS. TS. Trần Đắc Phu
Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?

Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?

Phòng bệnh - 27/12/2024

Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Phòng bệnh - 10/12/2024

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng bệnh - 05/12/2024

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng bệnh - 03/12/2024

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Phòng bệnh - 25/11/2024

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới