Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 32 trường hợp mắc ho gà trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca bệnh.

Ngày 1/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong tuần từ ngày 22-29/3, Hà Nội ghi nhận thêm 7 ca ho gà rải rác tại 5 quận, huyện: Cầu Giấy, Đông Anh, Hà Đông, Nam Từ Liêm và Phúc Thọ, nâng tổng số ca mắc ho gà tại Hà Nội lên con số 32 ca.

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Gia tăng trẻ mắc ho gà.

Các ca mắc ho gà hầu hết tập trung ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Có tới 65,6% bệnh nhân là trẻ em dưới 3 tháng tuổi.

Các chuyên gia phân tích, ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp và nguy hiểm nhất là trẻ sơ sinh. Bệnh do vi khuẩn ho gà (tên khoa học là Bordetella pertussis) gây ra.

Theo TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, sau đỉnh dịch vào năm 2019 với hơn 400 ca mắc, mỗi năm chỉ 10-15 ca ho gà một năm.

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, số lượng ca mắc ho gà nhập viện điều trị tại Bệnh viện Nhi TƯ tăng vọt lên 40 ca. Trên cả nước, ghi nhận hơn 70 trường hợp, chủ yếu tại miền Bắc.

Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên có hơn 90% số ca mắc là trẻ dưới 1 tuổi chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản. Trẻ càng nhỏ thì bệnh càng nặng và càng nhiều biến chứng.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, với những trẻ nhỏ mắc ho gà chưa đến tuổi tiêm phòng phần lớn người mẹ chưa có kháng thể để bảo vệ trẻ. Nếu được tiêm đầy đủ, người mẹ cũng có kháng thể, bảo vệ được con khi chưa đến tuổi tiêm phòng. Ngoài ra, tại bệnh viện Nhi Trung ương cũng ghi nhận một vài ca bệnh lớn tuổi tuy đã tiêm phòng đủ các mũi cơ bản nhưng vẫn bị ho gà do chưa được tiêm mũi nhắc lại.

Ho gà ở trẻ em là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, thường diễn biến rất phức tạp và gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Điều đáng nói là bệnh có thể gây biến chứng viêm phế quản - phổi, viêm phổi… và là nguyên nhân của nhiều ca tử vong ở trẻ hằng năm.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy trẻ nghi ngờ mắc bệnh, cần cách ly với những trẻ khác và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị càng sớm càng tốt.

Trước nguy cơ ho gà bùng phát thành dịch, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị các đơn vị, địa phương tăng cường phòng, chống bệnh. Bộ Y tế đề nghị các cơ sở thực hiện tốt công tác thu dung, điều trị, cấp cứu bệnh nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng, chống lây nhiễm chéo trong cơ sở khám, chữa bệnh.

Bộ Y tế cũng đề nghị thúc đẩy tiêm chủng thường xuyên cho trẻ thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng; Tiêm bù, tiêm vét cho trẻ chưa được tiêm, chưa tiêm đủ mũi. Theo đó, tiêm phòng vắc xin ho gà mũi 1 lúc trẻ 2 tháng tuổi, mũi 2, 3, 4 lần lượt khi trẻ được 3 tháng, 4 tháng và 18 tháng tuổi và tiêm các mũi nhắc lại khi 3-5 tuổi. Đồng thời, khuyến cáo thai phụ tiêm ngừa đầy đủ để tạo "lá chắn" miễn dịch cho trẻ em, cộng đồng.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Phòng bệnh - 25/04/2024

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Phòng bệnh - 25/04/2024

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Phòng bệnh - 12/04/2024

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Phòng bệnh - 08/04/2024

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Phòng bệnh - 01/04/2024

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới