Không tùy tiện dùng thuốc cầm tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ em, trong đó tác nhân gây tiêu chảy do rotavirus nguy hiểm hơn tiêu chảy do các nguyên nhân khác.
Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ - Ảnh minh họa
Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ - Ảnh minh họa

 

Trẻ mắc tiêu chảy do rotavirus thường bị nôn, sau đó đi ngoài, sốt vừa phải. Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu lỏng. Phân lúc đó sẽ toàn nước, có thể có màu xanh, đờm nhớt nhưng không có máu. Do bị nôn và đi tiêu lỏng nhiều (có thể đi hơn 20 lần trong ngày) nên trẻ rất dễ bị mất nước và chất điện giải, nhanh chóng khô kiệt, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị, chăm sóc kịp thời.

Tiêu chảy là một bệnh. Tuy nhiên tiêu chảy cũng là một phản ứng có lợi cho cơ thể nhằm tống hết những chất có hại cho cơ thể như độc tố hoặc các men do vi khuẩn gây hại tiết ra. Một vấn đề trong điều trị tiêu chảy do rotavirus cho trẻ là có nhiều người mong con mau khỏi bệnh đã vội vã cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy (smectite intergrade, berberin, loperamid…) khi mới mắc bệnh. Điều này vô tình đã khiến trẻ ở trong tình trạng nguy hiểm.

Không nên lạm dụng thuốc khi trẻ bị tiêu chảy
Không nên lạm dụng thuốc khi trẻ bị tiêu chảy

 

Khi trẻ bị tiêu chảy do rotavirus thì việc cần làm là dùng oresol để bù nước và điện giải trước khi nghĩ đến chuyện cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy. Hiện nay có nhiều loại gói và viên oresol khác nhau. Có loại pha trong 200ml, có loại pha trong 250 ml, có loại pha trong 1 lít nước...Vì vậy cần phải chuẩn bị dụng cụ đong nước cho phù hợp với các hướng dẫn ghi trên gói oresol. Rửa tay trước khi pha oresol và sử dụng các dụng cụ sạch để đựng. Dung dịch oresol đã pha chỉ dùng trong 24 giờ. Khi cho trẻ uống oresol cần chú ý: Với trẻ dưới 2 tuổi cho uống từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 phút. Trẻ lớn hơn cho uống từng ngụm bằng cốc. Nếu trẻ nôn, cho trẻ uống từng thìa, chậm hơn. Nếu không có oresol thì có thể cho trẻ uống nước cháo, nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước sạch khác như nước dừa hoặc nước hoa quả tươi khác nhưng không được pha thêm đường. Chú ý: Trong khoảng 1-2 giờ đầu uống dung dịch bù muối, bệnh nhân hay ói (thường xảy ra ở trẻ em), trong trường hợp này chờ khoảng từ 5 đến 10 phút, sau đó sẽ cho uống từ từ trở lại. Không nên uống lượng lớn đường đơn như nước ngọt, nước trái cây vì sẽ làm gia tăng việc mất nước. Nếu đã bù oresol đường uống đúng cách mà trẻ vẫn nôn quá nhiều, có dấu hiệu mất nước (mệt, kêu khát nước, đái ít…) thì nên cho trẻ đến bệnh viện để có chỉ định bù nước bằng truyền dịch, phòng nguy cơ mất nước rất nguy hiểm cho trẻ.

Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy (smectite intergrade, berberin, loperamid…) cho trẻ vì khi bị tiêu chảy, cơ thể cần thải trừ hết virus, độc tố. Các thuốc cầm tiêu chảy có tác dụng làm giảm nhu động ruột nên giảm số lần đi ngoài. Khi đó trẻ vẫn bị tiêu chảy nhưng các tác nhân gây bệnh lại bị thải hồi rất chậm, làm cho bệnh càng thêm kéo dài, thậm chí nặng hơn. Phân không tống xuất ra ngoài được, ứ lại trong ruột sinh đầy hơi, chướng bụng, trẻ càng nôn nhiều, thậm chí làm viêm ruột, tắc ruột, dẫn đến tử vong.

Trẻ khó chịu khi bị tiêu chảy - Ảnh minh họa
Trẻ khó chịu khi bị tiêu chảy - Ảnh minh họa

 

Mặt khác, cũng không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh hay các loại men vi sinh để điều trị tiêu chảy do rotavirus. Khi đang bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đường ruột của trẻ đang bị tổn thương, không thể hấp thu được thuốc. Vì vậy, việc dùng thuốc không có tác dụng mà đôi khi còn gây ngộ độc khi cơ thể trẻ đang rất yếu ớt. Chú ý tuyệt đối không sử dụng kháng sinh khi trẻ bị tiêu chảy do virus, do chưa có số liệu đầy đủ để chỉ định sử dụng kháng sinh thường xuyên cho các bệnh tiêu chảy kéo dài, chỉ nên dùng sau khi đã phân lập được tác nhân gây bệnh cụ thể có vi trùng hoặc ký sinh trùng trong phân hoặc bệnh nhân có hội chứng lỵ, đi tiêu chảy có máu hoặc sốt cao… Việc dùng thuốc phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của thầy thuốc. Theo các nhà chuyên môn, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh tiêu chảy do rotavirus là cho trẻ hơn 6 tháng tuổi uống vaccin.

Khi trẻ bị tiêu chảy thường có biểu hiện đau bụng, đau quặn thắt vùng rốn, không nên tùy tiện sử dụng thuốc giảm đau, chỉ nên dùng dầu gió, cao xoa bóp bôi lượng vừa phải làm giảm đau bụng là tốt nhất.

DS. Hà Phan

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Phòng bệnh - 12/04/2024

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Phòng bệnh - 08/04/2024

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Phòng bệnh - 03/04/2024

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Phòng bệnh - 01/04/2024

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Phòng bệnh - 01/04/2024

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới