Mỹ thử nghiệm vaccine nCoV trên người

Theo VnExpress 05:32 06/05/2020 - Phòng bệnh
Hãng dược Pfizer và công ty công nghệ sinh học BioNTech tuyên bố thử nghiệm vaccine phòng Covid-19 trên người từ ngày 4/5.

Đây là vaccine dựa trên RNA (vật liệu di truyền), có vai trò "hướng dẫn" các tế bào cơ thể tạo ra protein chống lại virus. Khác với vaccine truyền thống, vaccine từ RNA không sử dụng virus đã giảm độc lực tiêm vào cơ thể, do đó an toàn hơn cho người sử dụng. 

Moderna, Inovio, CanSino và một số hãng dược khác cũng đang phát triển loại vaccine tương tự, một số đã bắt đầu thử nghiệm trên người vài tuần trước. Tới nay, các loại vaccine dựa trên RNA chưa từng được đưa ra thị trường.

Trong giai đoạn đầu của nghiên cứu, Pfizer và BioNTech dự kiến thử nghiệm vaccine trên 360 tình nguyện viên khỏe mạnh. 8.000 người tham gia tiêm thử trong giai đoạn thứ hai. Toàn bộ quá trình thử nghiệm sẽ diễn ra tại Trường Y khoa Grossman thuộc Đại học New York, Trường Y Đại học Maryland, Trung tâm Y tế Đại học Rochester và Trung tâm Y tế Bệnh viện Nhi Cincinnati.

Các tình nguyện viên được chia thành nhiều nhóm, so sánh 4 biến thể của loại vaccine. Y bác sĩ sẽ theo dõi nghiêm ngặt nồng độ kháng thể, men gan và các chỉ số về tác dụng phụ có thể gặp phải của những người tham gia.

Tình nguyện viên thử nghiệm vaccine Covid-19 ở Mỹ. Ảnh: AP
Tình nguyện viên thử nghiệm vaccine Covid-19 ở Mỹ. Ảnh: AP

"Vaccine được tiêm cho người khỏe mạnh để bảo vệ cơ thể họ, vì vậy chúng phải rất an toàn", tiến sĩ Mark Mulligan, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, Đại học New York, cho biết.

Với việc thử nghiệm song song trên nhiều tình nguyện viên, hai công ty hy vọng sẽ rút ngắn thời gian cần thiết để thu thập đủ dữ liệu, hỗ trợ quá trình xin cấp phép từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Trong trường hợp được chấp thuận, Pfizer và BioNTech có khả năng phân phối hàng triệu liều.

Nếu chứng minh vaccine an toàn và hiệu quả, công ty có thể lập tức nộp đơn xin cấp phép tới các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên để phân phối đại trà, vẫn cần thực hiện thêm các nghiên cứu chi tiết và sâu rộng hơn.

Do nhu cầu cấp thiết tìm ra phương pháp ngăn ngừa và điều trị Covid-19, các hãng dược trên toàn thế giới chạy đua với thời gian, nỗ lực rút ngắn quá trình nghiên cứu vaccine vốn thường kéo dài nhiều năm. Trong một số trường hợp, họ bỏ qua các giai đoạn thiết yếu như thử nghiệm trên động vật.

Trước đó, tiến sĩ  Anthony Fauci, Viện trưởng Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cho biết thời gian hợp lý để phát triển và sản xuất vaccine là 18 tháng. Tuy nhiên, nhóm nhà khoa học tại Đại học Oxford cho rằng như vậy là quá lâu. Họ kỳ vọng giới chức y tế sẽ chấp thuận khẩn cấp và đưa vaccine vào sử dụng trong tháng 9 năm nay.

Cuối tháng 4, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn đã phê duyệt thử nghiệm lâm sàng đầu tiên cho vaccine ngừa Covid-19. Đây cũng là loại vaccine RNA được BioNTech phát triển.

Thục Linh (Theo NY Times)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Phòng bệnh - 10/12/2024

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng bệnh - 05/12/2024

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng bệnh - 03/12/2024

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Phòng bệnh - 25/11/2024

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Phòng bệnh - 24/10/2024

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới