Phòng ngừa bệnh sâu răng ở trẻ em

Sâu răng là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó nhiều nhất là trẻ em. Bệnh thực chất là sự phá huỷ cấu trúc chất vô cơ (tinh thể can-xi) của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra. Sâu răng được bắt nguồn từ việc chưa biết cách chăm sóc răng, các cách ăn uống và chưa chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng đúng cách…
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Theo số liệu từ Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương cho biết 85% trẻ từ 6-8 tuổi bị sâu răng. Đó là con số đáng báo động về tình trạng sức khỏe răng miệng của người Việt Nam nói chung và trẻ em nói riêng. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng, trẻ bị sâu răng khi còn nhỏ có nguy cơ bị sâu răng nhiều hơn khi lớn lên. Vì vậy, việc phòng ngừa sâu răng sớm ở trẻ giúp tránh được các vấn đề quan trọng về răng miệng sau này.

Những nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng ở trẻ em là do vi khuẩn luôn tồn tại trong miệng. Do không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách.Trong việc ăn uống chưa có chế độ hợp lý, đã ăn uống thực phẩm chứa nhiều chất đường. Vi khuẩn tác dụng lên chất đường rồi sản sinh thành axit. Axit ăn mòn dần các chất vô cơ ở men răng và ngà răng làm thành lỗ sâu… gây bệnh sâu răng. Vi khuẩn gây bệnh sâu răng tồn tại và bám trên bề mặt răng nhờ lớp mảng bám răng. Lớp men của răng sữa mỏng hơn so với răng vĩnh viễn, vi khuẩn dễ tấn công hơn. Nguồn gốc gây bệnh sâu răng ở trẻ em vẫn là do vi khuẩn và chất đường còn sót lại gây ra.  

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng thành viêm tủy răng không hồi phục, chết tủy, viêm quanh chóp răng, viêm mô tế bào, viêm tấy sàn miệng. Ở trẻ em khi răng bị viêm tủy không hồi phục thì việc điều trị tủy gặp nhiều khó khăn hơn ở người lớn.

Sâu răng là một bệnh đa yếu tố tương tác lẫn nhau, trong đó gồm 5 yếu tố chính: răng (vật chủ), vi khuẩn (mảng bám răng), chất bột - đường, thời gian và nước bọt (dòng chảy pH). Vì vậy, việc dự phòng và điều trị sâu răng phải tác động lên các yếu tố trên.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh sâu răng ở trẻ em

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Có thể phòng ngừa sâu răng bằng cách giảm tiếp xúc vi khuẩn gây sâu răng. Chúng ta hãy cố gắng chăm sóc tốt răng của trẻ để giảm thiểu số lượng vi khuẩn trong miệng.

- Hạn chế các thức ăn có nhiều đường như bánh kẹo (số lần quan trọng hơn số lượng), các loại nước ngọt, đặc biệt là loại có gas thì nên hạn chế cho trẻ sử dụng. Khuyến khích trẻ uống nước nhiều hơn để vi khuẩn không có cơ hội ở lại trong khoang miệng. Cũng không nên cho trẻ uống trực tiếp chai, lon có gas sẽ làm mất khoáng rất nhanh ở bề mặt răng và dễ dẫn đến sâu răng.

- Loại bỏ mảng bám vi khuẩn bằng cách hướng dẫn cho trẻ chải răng đúng phương pháp, chải răng 2 lần trong ngày (sáng ngủ dậy và trước khi đi ngủ) và nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride phù hợp với từng độ tuổi. Fluoride là thành phần trong mọi loại kem đánh răng của người lớn nhưng đây lại là chất hóa học có ảnh hưởng rất mạnh đến răng của trẻ nhỏ. Ngoài ra, hướng dẫn cho trẻ có thói quen dùng chỉ nha khoa để giúp kiểm soát mảng bám ở vị trí kẽ răng.

- Đối với trẻ nhỏ, sau mỗi lần cho ăn nên lau nướu của bé với miếng gạc ẩm hoặc khăn bông sạch sẽ. Khi cho bé bú bình với núm vú giả, hãy đảm bảo núm vú sạch và không nhúng nó trong đường, mật ong, một chất lỏng ngọt hoặc đặt nó trong miệng của bạn đầu tiên.

- Đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện, hỗ trợ điều trị sâu răng cũng như các bệnh răng miệng nếu có. Khi răng đã bị sâu thì phải đến cơ sở y tế để trám phục hồi lỗ sâu càng sớm càng tốt.

- Nếu trẻ bị mất răng sữa sớm, cần đến bác sĩ nha khoa để làm bộ giữ khoảng răng. Khi răng vĩnh viễn bên cạnh vị trí nhổ răng bị nghiêng thì cần phải chỉnh nha can thiệp sớm bằng việc nới khoảng hoặc dựng lại trục răng vĩnh viễn.

- Nên có chế độ ăn cho trẻ giàu canxi và vitamin như pho mát, rau xanh...

Khuyến khích trẻ thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh với nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Đối với bữa ăn nhẹ nên cân đối những món ăn bổ dưỡng và hạn chế đồ ngọt vì đồ ngọt chứa nhiều carbohydrate kích thích vi khuẩn tiết axit ăn mòn men răng.

Chú ý khi bổ sung fluor: Fluor giúp men răng trẻ em khoáng hóa, tăng sức đề kháng của răng chống lại tác động axit của các vi khuẩn gây sâu răng. Kể  cả răng sữa và răng vĩnh viễn fluor tác động tại chỗ là chủ yếu. Trên thực tế, việc bổ sung fluor chỉ cần thiết trong các trường hợp nhất định như: Trẻ thuộc các gia đình có nhiều người bị sâu răng; Trẻ hay ăn vặt, ăn nhiều thực phẩm ngọt; Trẻ suy dinh dưỡng; Trẻ có thói quen ngủ mà ngậm vú mẹ… Các bậc phụ huynh cần lưu  ý rằng không nên bổ sung fluor cho trẻ mà  không có chỉ định của bác sĩ.

Nếu trẻ có những biểu hiện của sâu răng thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị để giữ được hàm răng chắc khỏe cho trẻ.


Nguyễn Quyết

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Phòng bệnh - 10/12/2024

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng bệnh - 05/12/2024

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng bệnh - 03/12/2024

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Phòng bệnh - 25/11/2024

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Phòng bệnh - 24/10/2024

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới