Sai lầm khi xử trí đột quỵ

Dùng thuốc An Cung, sơ cứu sai cách, áp dụng phương pháp dân gian như cắt lể... khiến người đột quỵ mất thời gian vàng điều trị.

Nhóm nguy cơ cao bị đột quỵ gồm người mắc bệnh tim mạch, người có tiền sử tăng huyết áp, người bị rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, người hút thuốc lá, uống bia rượu, dùng chất cấm dễ tổn thương lòng mạch...

Bác sĩ Dương Văn Tâm, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, cho biết sai lầm thường gặp trong xử trí đột quỵ là cho uống thuốc An Cung ngưu hoàng hoàn. Đây là loại thuốc đang lưu hành rộng rãi, được quảng cáo có tác dụng dự phòng và điều trị rất tốt cho bệnh nhân đột quỵ.

Song, bác sĩ nhấn mạnh: "An Cung là thuốc điều trị phải dùng theo chỉ định của bác sĩ".

Đột quỵ có hai thể là thiếu máu và xuất huyết. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm khoảng 85% tổng số các ca đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não. Đột quỵ do xuất huyết tỷ lệ 15% ca, là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.

"Thuốc An Cung chỉ có tác dụng đối với thể thiếu máu. Riêng thể đột quỵ chảy máu não tuyệt đối không được dùng An Cung, bởi chúng sẽ làm tình trạng xuất huyết của bệnh nhân trầm trọng hơn. Nhiều bệnh nhân hôn mê, xuất huyết nặng hơn sau khi người nhà cho uống An Cung", bác sĩ Tâm cho biết.

Đồng thời, sau khi cho bệnh nhân uống An Cung, nhiều gia đình thường có ý đợi chờ thuốc tác dụng mà làm lỡ cơ hội giờ vàng điều trị tích cực bằng cách đưa bệnh nhân vào viện càng sớm càng tốt.

Sai lầm thứ hai là cho bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp nhanh quá mức. Bác sĩ Tâm cho hay, nhiều trường hợp người nhà thấy huyết áp người bệnh cao đột ngột nên tự cho uống thuốc hạ, khiến huyết áp của bệnh nhân tụt xuống làm cho dòng máu lên não yếu đi, ổ nhồi máu nhũn não càng rộng hơn. Tình trạng bệnh nhân do đó càng diễn tiến xấu, di chứng nặng nề hơn.

Một số bệnh nhân đột quỵ, chức năng nuốt bị ảnh hưởng. Khi ấy, cho bệnh nhân uống các loại thuốc như An Cung hoặc thuốc huyết áp, thực phẩm chức năng... sẽ làm tăng nguy cơ viêm phổi do hít sặc, thuốc rơi vào phổi...

3 giờ đầu thời gian là vàng để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ. Ảnh: Starnews
3 giờ đầu thời gian là vàng để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ. Ảnh: Starnews

Sai lầm thường gặp thứ ba là sơ cứu không đúng cách. Nhiều người lúng túng khi chứng kiến người đột quỵ, nghĩ rằng không được di chuyển bệnh nhân đột quỵ vì sẽ gây nguy hiểm. Thực tế, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đột quỵ tới cơ sở y tế có khả năng chữa được và gần nơi mình nhất. Nếu bệnh nhân ở nhà, không đưa đi bệnh viện vô tình làm mất đi thời gian vàng có thể chữa được. Thời gian vàng là trong khoảng 3 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đột quỵ. Bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm thì khả năng chữa khỏi và ít di chứng càng cao.

Khi di chuyển, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng.

Nhiều người nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái, hay áp dụng các phương pháp dân gian như nhỏ adalat dưới lưỡi, đâm kim vào ngón tay hoặc dái tai...

"Đây là những biện pháp phản khoa học, vô tình trì hoãn đưa bệnh nhân đến bệnh viện và mất đi thời gian vàng", bác sĩ khẳng định.

Trên 90% bệnh nhân đột quỵ có dấu hiệu yếu hoặc liệt nửa người, méo miệng đột ngột, có thể nói đớ, nói không rõ chữ...

Thúy Quỳnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Phòng bệnh - 25/04/2024

Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Phòng bệnh - 25/04/2024

Lưu ý 3 vị trí nổi hạch cảnh báo sức khỏe bất ổn

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Phòng bệnh - 12/04/2024

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Phòng bệnh - 08/04/2024

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Phòng bệnh - 03/04/2024

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới