Sản phụ đau quặn bụng có nguy hiểm?

Hãy lập tức liên lạc với bác sĩ của bạn hoặc đến bệnh viện nếu bị đau quặn bụng bởi đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề khác gây nguy hiểm cho sản phụ.

Hỏi:

Tôi đang ở quý II thai kỳ, theo dõi sức khỏe đều đặn, kết quả tốt. Mới đây tôi có xuất hiện cơn đau quặn bụng, nhưng sau đó ổn định nên không đi khám. Vậy bác sĩ cho biết cơn đau như vậy có nguy hiểm không?

Trần Thị Oanh ()

Sản phụ đau quặn bụng có nguy hiểm?

Ảnh minh họa.

Ths. BSCKII Nguyễn Công Định - Giám đốc Cơ sở 2 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội trả lời:

Đau quặn bụng có thể xảy ra trong suốt thai kỳ. Nguyên nhân có thể từ đau dạ dày; đau bụng trong và sau khi đạt cực khoái do tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu hoặc co bóp tử cung bình thường khi đạt cực khoái; do dòng máu đến tử cung hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu...

Tuy nhiên cần lưu ý với cơn đau quặn bụng là dấu hiệu của các vấn đề khác gây nguy hiểm cho sản phụ, như thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai và dọa sảy thai; rau bong non, tiền sản giật…

Cụ thể, với trường hợp thai ngoài tử cung có thể gây đau bụng, chảy máu âm đạo, đau vai, chóng mặt và ngất xỉu. Khi gặp những triệu chứng này, sản phụ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Đau quặn bụng có thể có nguyên nhân là dọa sảy thai và sảy thai, thường xảy ra đau bụng dưới, lưng hoặc vùng chậu và kèm theo chảy máu.

Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra trong quý I của thai kỳ, thậm chí có thể xảy ra trong quý II.

Đôi khi khó có thể biết được cơn đau bụng là do sảy thai hay do sự làm tổ của thai, vì vậy triệu chứng sảy thai quan trọng nhất cần chú ý là chảy máu.

Không giống như trong quá trình làm tổ, đau bụng trong sảy thai thường đi kèm với chảy máu kéo dài trong vài ngày và thường nặng hơn theo thời gian.

Ngoài ra, rau bong non có thể gây đau bụng dữ dội và dai dẳng cũng như đau lưng và chảy máu âm đạo.

Hoặc như tình trạng tiền sản giật thường phát triển trong nửa sau của thai kỳ cũng có thể gây đau bụng, thường đi kèm với các triệu chứng khác bao gồm đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực, buồn nôn hoặc nôn, sưng ở mặt và tay và khó thở…

Hãy liên lạc với bác sĩ của bạn hoặc đến bệnh viện ngay nếu bị đau quặn bụng kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây: Sốt hoặc ớn lạnh; ra máu thấm băng vệ sinh hoặc chảy máu (có thể có hoặc không kèm theo đau quặn bụng); đau đầu dữ dội; thay đổi thị lực (bao gồm mờ mắt, nhìn thấy đèn hoặc đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mù tạm thời); đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó hoặc có máu trong nước tiểu; chóng mặt hoặc cảm thấy ngất xỉu; hơn bốn cơn co thắt trong một giờ, vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ (và đặc biệt nếu xảy ra trước 37 tuần mang thai, vì đây có thể là dấu hiệu của sinh non).

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Gỡ các rào cản pháp lý đối với việc ghép tạng để thêm cơ hội kéo dài sự sống

Gỡ các rào cản pháp lý đối với việc ghép tạng để thêm cơ hội kéo dài sự sống

Phòng bệnh - 22/07/2024

Gỡ các rào cản pháp lý đối với việc ghép tạng để thêm cơ hội kéo dài sự sống

Bé gái sốc phản vệ do bị ong đốt

Bé gái sốc phản vệ do bị ong đốt

Phòng bệnh - 17/07/2024

Bé gái sốc phản vệ do bị ong đốt

Cần lưu ý điểm gì khi trẻ mắc bệnh bạch hầu

Cần lưu ý điểm gì khi trẻ mắc bệnh bạch hầu

Phòng bệnh - 16/07/2024

Cần lưu ý điểm gì khi trẻ mắc bệnh bạch hầu

Triển khai tiêm miễn phí 10.000 liều vaccine phòng bệnh dại

Triển khai tiêm miễn phí 10.000 liều vaccine phòng bệnh dại

Phòng bệnh - 16/07/2024

Triển khai tiêm miễn phí 10.000 liều vaccine phòng bệnh dại

Gia tăng trẻ mắc viêm màng não

Gia tăng trẻ mắc viêm màng não

Phòng bệnh - 20/06/2024

Gia tăng trẻ mắc viêm màng não

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới