Vaccine nCoV Nga dự kiến được phê duyệt vào tháng 8

Nga dự định trở thành quốc gia đầu tiên sở hữu vaccine nCoV được phê duyệt, dù còn nhiều nghi vấn về mức độ hiệu quả và an toàn.

Bất chấp những lo ngại về sự an toàn, hiệu quả, Nga vẫn dự định là quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vaccine nCoV của mình trong chưa đầy hai tuần. Nhiều nghi vấn đã được đặt ra xoay quanh việc liệu quốc gia này có cắt giảm hay bỏ qua những bước quan trọng trong quá trình phát triển vaccine để đến đích sớm như dự định hay không.

Chia sẻ với CNN, các quan chức Nga cho biết họ đang nỗ lực và dự định phê duyệt vaccine vào ngày 10/8, thậm chí sớm hơn nếu có thể. "Ứng viên" tiềm năng mà họ đang nhắm đến được phát triển bởi Viện Gamaleya, Moscow. Vaccine sẽ được chấp thuận cho sử dụng công cộng. Các nhân viên y tế tuyến đầu được tiếp nhận chủng ngừa đầu tiên.

Tuy nhiên Nga đã không công bố dữ liệu khoa học về thử nghiệm lâm sàng vaccine nCoV của mình. Các nhà phê bình cho rằng nỗ lực thúc đẩy vaccine của Nga được thực hiện trong bối cảnh áp lực chính trị, khắc họa Nga như một lực lượng khoa học toàn cầu. Theo các quan chức nước này, dữ liệu khoa học của họ đang được xem xét, dự kiến công bố vào đầu tháng 8.

"Các nhà khoa học của Nga tập trung, nỗ lực phát triển vaccine nhanh chóng không phải vì muốn là quốc gia đầu tiên tìm ra chủng ngừa nCoV mà là để bảo vệ con người khỏi đại dịch nguy hiểm này", Kirill Dmitriev, lãnh đạo Quỹ tài sản có chủ quyền của Nga tuyên bố.

Nga hướng đến mục tiêu là quốc gia đầu tiên sở hữu vaccine nCoV được phê duyệt sử dụng. Ảnh: TASS.
Nga hướng đến mục tiêu là quốc gia đầu tiên sở hữu vaccine nCoV được phê duyệt sử dụng. Ảnh: TASS.

Mặt khác, không ít người lo ngại về việc các thử nghiệm lâm sàng vaccine nCoV trên người chưa đủ hay thậm chí bỏ qua nhiều bước. Hiện trên thế giới có hàng chục thử nghiệm vaccine lâm sàng từng giai đoạn đang được thực hiện.

Một vài trong số đó đã tiến đến giai đoạn cuối cùng, thử nghiệm hiệu quả và an toàn với quy mô lớn. Song hầu hết các nhà phát triển đều cảnh báo rằng vẫn còn chặng đường dài phía trước và "rất nhiều việc phải hoàn thành" trước khi vaccine của họ có thể được phê duyệt.

Trong khi các "ứng viên" ra đời trước đó đã tới bước thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III, Nga vẫn còn đang loay hoay với giai đoạn II. Các nhà khoa học Nga dự kiến hoàn thành giai đoạn II trước ngày 3/8. Sau đó tiến hành tiếp giai đoạn III song song với việc tiêm vaccine nCoV này cho nhân viên y tế.

Bộ Quốc phòng Nga nói rằng binh sĩ nước này từng là tình nguyện viên trong các thử nghiệm ở người. Trong một bài viết gửi về cho CNN, Giám đốc dự án vaccine nCoV Alexander Ginsburg đã tự tiêm vaccine cho mình.

Các nhà khoa học Nga cho biết vaccine tiến triển nhanh chóng vì đây vốn là phiên bản sửa đổi của một loại vaccine từng được nghiên cứu để chống lại các bệnh khác. Đó là cách tiếp cận và nghiên cứu vaccine nCoV mà nhiều quốc gia và công ty khác đang áp dụng.

Một vài quan chức Nga cũng chia sẻ thêm lý do vì sao "ứng viên" nước này được ưu tiên theo dõi và thông qua phê duyệt nhanh chóng. Tình hình nguy cấp trên toàn cầu và trong lãnh thổ nước Nga đã khiến họ nhận thấy hậu quả nghiêm trọng của đại dịch. Nga hiện có gần 830.000 trường hợp được xác nhận dương tính với nCoV và hơn 13.600 ca tử vong vì Covid-19.

Thy An (Theo CNN)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Phòng bệnh - 12/04/2024

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Phòng bệnh - 08/04/2024

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Phòng bệnh - 03/04/2024

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Phòng bệnh - 01/04/2024

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Phòng bệnh - 01/04/2024

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới