5 loại trà thảo mộc tốt cho runner

Theo VnExpress 01:52 06/07/2020 - Sống lành mạnh
Các loại trà pha từ sâm Ấn Độ, cây rễ vàng, đông trùng hạ thảo… bổ dưỡng sức khỏe, giúp VĐV điền kinh tăng sức bền, giảm căng thẳng.

Đồ uống thể thao thường tăng năng lượng và hiệu suất thi đấu. Tuy nhiên, nhiều loại chứa caffeine, đường và các chất kích thích nhân tạo khác khiến nhịp tim không đều, tăng huyết áp, tổn thương thận... Nếu thấy mệt mỏi khi uống nước thể thao trong mỗi lần chạy, bạn có thể đổi sang trà thảo dược nhân sâm.

Từ những năm 1970, nhiều nhà khoa học Nga đã tìm hiểu về rễ, lá cây tự nhiên để bồi bổ cho binh lính và các VĐV Olympic. Trong hơn 10 mẫu thảo dược nằm trong danh sách nghiên cứu, trang PodiumRunner chọn ra 5 loại có khả năng giảm căng thẳng, tăng sức mạnh cho VĐV điền kinh.

Sâm Ấn Độ

Sâm Ấn Độ (còn gọi ashwagandha) là dược liệu được trường phái y học cổ Ayurveda tôn vinh suốt 3.000 năm qua. Tạp chí Journal of Ayurveda Integretive Medicine từng công bố nghiên cứu về công hiệu của ashwagandha, trong đó, các chuyên gia cho biết một người đạp xe lâu năm cải thiện hô hấp và sức bền nhờ uống 500 viên sâm trong 8 tuần. Ngược lại, các VĐV khác không thay đổi khi uống giả dược liệu. Một nghiên cứu thực hiện năm 2015, với 50 người tham gia trong 12 tuần cũng cho kết luận tương tự.

Theo PodiumRunner, sâm ashwagandha được dùng dưới dạng viên nang hoặc pha lỏng. Dược liệu không gây tác dụng phụ lớn, nhưng có thể khó chịu ở dạ dày.
Theo PodiumRunner, sâm ashwagandha được dùng dưới dạng viên nang hoặc pha lỏng. Dược liệu không gây tác dụng phụ lớn, nhưng có thể khó chịu ở dạ dày.

Cây rễ vàng

Với người cảm thấy mệt mỏi, mất động lực tập luyện, các chuyên gia khuyến khích dùng nước của cây rễ vàng (hay rhodiola rosea). Trong một thử nghiệm do tạp chí Journal of Strength Condition and Research thực hiện, nhóm người uống rhodiola rosea trước khi tập thể dục thường chạy nhanh và đỡ mệt hơn.

Các nhà khoa học cho rằng thức uống này thúc đẩy gia tăng sản xuất chất opioid nội sinh, tạo cảm giác hưng phấn và vui vẻ. Trong một nghiên cứu năm 2017 cũng chỉ ra những người dùng 400 miligam bột cây rễ vàng mỗi ngày đã thay đổi mức năng lượng sau một tuần. Do đặc tính kích thích thần kinh của dược liệu, chuyên gia khuyên runner nên dùng vào ban ngày, tránh ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.

Cây rễ vàng có thể cải thiện cả về thể chất và năng lượng tinh thần, chống lại các tác động tiêu cực của căng thẳng.
Cây rễ vàng có thể cải thiện cả về thể chất và năng lượng tinh thần, chống lại các tác động tiêu cực của căng thẳng.

Sâm Siberi

Loại thảo dược này còn được gọi là eleuthero, mọc ở vùng Siberi quanh năm lạnh giá của nước Nga. Dược liệu chứa thành phần eleutherosides, adaptogen - hoạt chất giúp trí óc tỉnh táo, tăng cường sinh lực, điều hòa chức năng bộ phận cơ thể, làm chậm sự lão hóa của các tế bào.

Trong Đông y, sâm Siberi còn dùng bổ khí, tăng cường tì vị và thận, giúp an thần. Theo nghiên cứu của một nhóm chuyên gia Trung Quốc năm 2010, các VĐV bổ sung sâm đã tăng sức bền và ổn định tim mạch. Thực tế, Liên Xô (cũ) cũng thường dùng dược liệu này cho đoàn thể thao của họ trong nhiều kỳ Đại hội Olympic.

Sâm Siberi có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Sâm Siberi có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Đông trùng hạ thảo

Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng loại nấm này trong nhiều thế kỷ, dưới dạng trà hoặc viên nang. Dù có nhiều tranh luận về hiệu quả tăng cường sinh lực trong thể thao, đông trùng hạ thảo vẫn được ưa chuộng nhờ thành phần có hoạt tính sinh học, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Thảo dược giàu vitamin B, chứa adenosine - loại axit nucleic giúp tạo ra adenosine triphosphate (ATP) tốt cho cơ bắp. Một số VĐV thường dùng đông trùng hạ thảo để bổ sung năng lượng cho các buổi luyện tập cường độ cao.

Đông trùng hạ thảo là giống nấm mọc ký sinh trên con non của loại sâu thuộc họ cánh bướm.
Đông trùng hạ thảo là giống nấm mọc ký sinh trên con non của loại sâu thuộc họ cánh bướm.

Rễ maca

Tương truyền, chiến binh của đế chế Incan (vương quốc lớn nhất châu Mỹ tiền Columbus) sử dụng rễ maca để tăng sức chịu đựng khi giao đấu. Ngày nay, rễ cây đến từ cao nguyên Peru được xem như siêu thực phẩm tăng cường hiệu suất mà không chứa caffeine.

Theo nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Evidence-Based Complementary Alternative Medicine, rễ maca tăng cường năng lượng thể chất và tinh thần, giảm căng thẳng, kích thích hoạt động của não. Trước đó, nghiên cứu năm 2006 cũng cho thấy rễ maca giúp trí não tập trung tương đương một tách cà phê bằng cách kích thích, nuôi dưỡng vùng dưới đồi (hypothalamus) và tuyến yên.

Rễ maca phình to giống như củ cải.
Rễ maca phình to giống như củ cải.

Dù loạt thảo dược trên tốt cho VĐV điền kinh, nhưng trang PodiumRunner cũng khuyên người dùng đọc kỹ hướng dẫn hoặc tham khảo chuyên gia y khoa để lên liều lượng phù hợp. Ngoài ra, không phải dược liệu nào cũng có thể dùng vô thời hạn hoặc trộn đều với thuốc khác. Phụ nữ mang thai, cho con bú không nên dùng các trà thảo dược này.

Tuệ Khương (Theo PodiumRunner)

Ảnh: Depositphotos, Shutterstocks

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới