Cách tránh ngộ độc thực phẩm ngày nóng

Theo VnExpress 10:29 19/05/2020 - Sống lành mạnh
Thực phẩm nên rửa sạch, nấu chín, bảo quản đúng cách để ngăn vi khuẩn phát triển gây ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm là bệnh tiêu hóa phổ biến trong thời tiết nóng và ẩm. Dưới đây là lời khuyên chế biến thực phẩm đúng cách để ngăn vi khuẩn lây lan và phát triển gây ngộ độc.

Chế biến thực phẩm đúng cách tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả. Ảnh: Man Shake
Chế biến thực phẩm đúng cách tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả. Ảnh: Man Shake

Giữ vệ sinh

Rửa tay bằng xà phòng và nước ít nhất 20 giây trước khi chế biến và sau khi xử lý thực phẩm. Bạn cũng có thể rửa bằng chất khử trùng tay kháng khuẩn. Rửa sạch thực phẩm bằng nước sạch, nước muối để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. 


Thực phẩm thô riêng biệt

Thực phẩm thô là món tươi sống không qua chế biến như nướng, salad. Loại thực phẩm này thường khó tránh nhiễm bẩn. Ô nhiễm chéo cũng có thể xảy ra nếu thịt sống, hải sản và gia cầm không được bọc đúng cách khi bảo quản trong tủ lạnh. Nên cẩn thận bọc thực phẩm và đặt trong một ngăn mát riêng biệt (hoặc ở dưới cùng của ngăn mát) để bảo quản.

Nấu chín kỹ

Nấu chín là cách khử độc tố trong thực phẩm. Luôn ăn chín, uống sôi để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Bạn có thể sử dụng nhiệt kế để xác định thức ăn đã được nấu chín hay chưa.
 Ví dụ như gia cầm nguyên con hoặc xay chín ở 73 độ C, thịt xay (trừ thịt gia cầm) 71 độ C, cá tươi 63 độ C...

Giữ lạnh

Giỏ đi dã ngoại truyền thống trông bắt mắt nhưng không giữ thức ăn ở nhiệt độ an toàn lâu. Nên chọn một dụng cụ làm mát cách nhiệt chứa đầy đá để bảo quản đồ ăn.

Nên giữ thùng làm mát tránh ánh nắng trực tiếp, dùng hộp đựng thức ăn và đồ uống riêng biệt. 

Một số mẹo

Nên mua thực phẩm còn tươi có nhãn mác. Lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm.

Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh dưới 5 độ C và giữ tủ đông ở -15 độ C đến -18 độ C.

Thịt sống, thịt gà và hải sản ướp lạnh, không để gần thực phẩm nấu chín. Vi khuẩn từ thịt sống xâm nhập vào thực phẩm nấu chín có thể gây ngộ độc. Sử dụng thớt khác nhau cho thực phẩm sống và chín, hoặc rửa chúng giữa các lần sử dụng. Rửa tay kỹ sau khi chạm vào thịt sống.

Làm tan thực phẩm đông lạnh kỹ lưỡng. Không rã đông thực phẩm nhiều lần.

Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh. Tủ lạnh cần không gian để lưu thông không khí bên trong và làm mát hiệu quả. 

Lưu trữ thức ăn thừa một cách an toàn trong ba đến năm ngày. Nếu không có kế hoạch ăn chúng trong vài ngày, nên để trên ngăn đông để bảo quản lâu hơn. 

Hạn chế ăn uống vỉa hè để tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Đây là môi trường tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại cho đường tiêu hóa.

Thùy An (Theo Real simple)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Sống lành mạnh - 17/09/2024

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới