Căn bệnh nguy hiểm nam và nữ đều có thể mắc khiến "chuyện ấy" tụt dốc

Căn bệnh tiểu đường âm thầm gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể và ảnh hưởng chuyện chăn gối nếu như mức đường huyết không được kiểm soát.

Bệnh tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao, ảnh hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Nhiều người không thể ngờ rằng vấn đề này lại có liên quan đến giảm ham muốn tình dục. Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến đời sống phòng the bằng nhiều cách ở cả nam và nữ như: khô âm đạo, rối loạn cương dương...

Tổn thương dây thần kinh

Lượng đường trong máu cao khiến cho các dây thần kinh bị tổn thương. Điều này khiến cho cảm giác ở bộ phận sinh dục giảm xuống, bạn sẽ khó có được cảm hứng.

Các dây thần kinh trong cơ thể đều có nguy cơ bị ảnh hưởng khi mắc tiểu đường. Tuy nhiên, dây thần kinh ở chi trên và chi dưới là bị tác động rõ ràng nhất. Khi các dây thần kinh bị tổn thương làm giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh, các mạch máu nhỏ bị tổn thương cũng gây ảnh hưởng tới việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho dây thần kinh.

Rối loạn cương dương

Nhiều người không biết rằng, 50% nam giới mắc bệnh tiểu đường (cả tuýp 1 và tuýp 2) bị rối loạn cương dương. Lượng máu lưu thông đến dương vật bị giảm và tổn thương dây thần kinh khiến cho khả năng cương cứng của "cậu nhỏ" cũng kém đi.

null

Chất lượng tinh trùng kém

Các nghiên cứu đã phát hiện, mức đường huyết cao có thể cản trở quá trình sinh tinh. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng khả năng di chuyển của tinh trùng và lượng tinh dịch.

Giảm ham muốn

Khi mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân có thể mất hứng thú với chuyện chăn gối. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây giảm sút ham muốn tình dục ở cả nam và nữ và cũng làm giảm mức độ thỏa mãn tình dục.

Khô âm đạo

Tình trạng này phổ biến ở các chị em mắc tiểu đường và những người đang trong thời gian quan hệ tình dục đều nhưng điều trị insulin để kiểm soát đường huyết.

Cách tốt nhất để kiểm soát tiểu đường là gì?

- Thực hiện chế độ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo.

- Uống thuốc theo chỉ dẫn.

- Thường xuyên tập thể dục, kiểm tra đường huyết hằng ngày

- Chú ý mức đường huyết được kiểm soát chặt chẽ.

Nghi Dung (Theo Medical và Healthsite)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới