Chung sống an toàn với dịch Covid-19: Người dân cần thay đổi thói quen gì?

Để chung sống an toàn với dịch Covid-19 sau nới lỏng giãn cách xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn người dân biện pháp an toàn sức khoẻ, lối sống vệ sinh.
Thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang, giãn cách theo quy định... là giải pháp căn bản để chung sống an toàn với dịch bệnh Covid-19
Thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang, giãn cách theo quy định... là giải pháp căn bản để chung sống an toàn với dịch bệnh Covid-19

Để kiểm soát tiến tới “chung sống an toàn” với dịch bệnh Covid-19 như chiến lược Chính phủ đặt ra sau nới lỏng giãn cách xã hội, Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch truyền thông “Vững vàng Việt Nam”, nhằm tuyên truyền để người dân duy trì các biện pháp an toàn sức khoẻ, lối sống vệ sinh...

Chương trình “Vững vàng Việt Nam” do Bộ Y tế tổ chức, phối hợp với Ủy Ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mang đến các sản phẩm tăng cường điều kiện vệ sinh từ Unilever Việt Nam hỗ trợ những điểm nóng như bệnh viện tuyến đầu, khu cách ly, bệnh viện dã chiến, trường học, xây dựng trạm rửa tay dã chiến nơi công cộng… nhằm chung sức cùng cộng đồng duy trì các biện pháp vệ sinh an toàn khi quay trở lại cuộc sống bình thường.

Chương trình cũng sẽ đẩy mạnh truyền thông, cập nhật thông tin về đại dịch tới các cộng đồng mục tiêu, cung cấp các khuyến cáo của Bộ Y tế, lời khuyên từ chuyên gia, kiến thức khoa học để giữ vệ sinh phòng chống dịch, duy trì thói quen vệ sinh sau dịch bệnh để nâng cao sức khỏe cho mọi gia đình Việt Nam, câu chuyện truyền cảm hứng của đội ngũ tuyến đầu…

Theo chia sẻ của PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế, virus SARS-CoV-2 có thể lây trực tiếp từ người sang người do hít phải các giọt bắn trong không khí khi người mang vi rút ho, hắt hơi, nói chuyện. Hoặc thông qua tiếp xúc gián tiếp do các giọt bắn có chứa virus rơi xuống đất và các bề mặt xung quanh và lây truyền qua bàn tay khi chúng ta cầm nắm, tiếp xúc với các bề mặt vật dụng như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, bàn phím, điện thoại… sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt.

Các nghiên cứu cho thấy, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong vòng vài giờ đến nhiều ngày tùy loại bề mặt vật liệu. Do vậy, việc thường xuyên đeo khẩu trang, rửa tay với xà phòng, vệ sinh bề mặt bằng các dung dịch vệ sinh khử khuẩn là một trong những biện pháp quan trọng để cắt đứt đường lây truyền của bệnh Covid-19 cũng như các dịch, bệnh truyền nhiễm khác lây qua đường hô hấp, tiêu hóa.

Vì vậy, chương trình “Vững vàng Việt Nam” có ý nghĩa hết sức thiết thực trong giai đoạn hiện nay, nhằm nâng cao nhận thức và duy trì các thói quen vệ sinh của người dân về phòng chống dịch COVID-19, “chung sống an toàn” với dịch bệnh như chiến lược của Chính phủ đặt ra nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội.

Tính đến ngày 23/4, Việt Nam ghi nhận 268 ca nhiễm, không có ca nhiễm mới trong 1 tuần qua; 81% bệnh nhân đã khỏi bệnh và không ghi nhận ca tử vong nào vì dịch bệnh Covid-19.

Uyên Vũ

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Sống lành mạnh - 17/09/2024

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới