Hai bệnh nhi mắc Covid-19 bị thủng dạ dày
Trường hợp đầu tiên là bệnh nhi 10 tuổi, được Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng hội chẩn từ xa với Trung tâm y tế huyện Tiên Lãng, cuối tháng 2. Trẻ mắc Covid-19 kèm đau bụng dữ dội vùng trên rốn, sốt, nôn, chụp X-Quang nghi ngờ thủng tạng rỗng. Nhận thấy đây là trường hợp cấp cứu ngoại khoa cần xử trí kịp thời nên bệnh viện chỉ đạo chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng để điều trị.
Tại Khoa truyền nhiễm, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị viêm phúc mạc do thủng dạ dày. Bệnh nhi được cấp cứu phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng dạ dày, làm sạch, dẫn lưu ổ bụng.
Bệnh viện sau đó xử trí thêm một bệnh nhi khác mắc Covid-19, vào viện với triệu chứng đau bụng dữ dội vùng trên rốn kèm nôn. Bác sĩ chẩn đoán thủng dạ dày, xứ trí cấp cứu. Hiện, các bé đã bình phục và xuất viện.
Trả lời VnExpress chiều 9/3, ông Trần Minh Cảnh, Phó giám đốc Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, cho biết trước đó phụ huynh đã mua thuốc không rõ nhãn mác để điều trị Covid-19 cho trẻ. Do đó, các bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân hai bệnh nhi bị thủng dạ dày khi đang mắc Covid-19 có liên quan việc tự ý sử dụng thuốc kháng viêm.
Bác sĩ Nguyễn Minh Hải, Phó trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, cho biết thủng dạ dày là một cấp cứu khẩn cấp, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, nhiễm độc, nguy hiểm tính mạng. Bệnh ít gặp ở trẻ em nên dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý ngoại khoa cấp tính khác như viêm ruột thừa, tắc ruột...
Triệu chứng chủ yếu bao gồm đau bụng dữ dội vùng trên rốn, nôn, kích thích dữ dội. Triệu chứng muộn là sốt, cơ thành bụng co cứng và chướng dần, nhiễm trùng nhiễm độc, suy đa phủ tạng...
Nguyên nhân thủng dạ dày (do viêm loét dạ dày - tá tràng) gồm: Thứ nhất là sang chấn tâm lý - stress, thường gặp ở người lớn; thứ hai là sử dụng thuốc chống viêm không steroid sai cách; thứ ba là nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori).
Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không nên tự ý sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (prednisolone, dexamethasone...) khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các thuốc này thường thấy trong các gói thuốc không nhãn mác mà một số hiệu thuốc tự bán cho bệnh nhân.
Cùng với đó, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học như không bỏ bữa sáng, không ăn quá nhiều đồ chua cay... Khi có các biểu hiện nghi ngờ nên cho trẻ đến viện kiểm tra ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?