Khí thải ôtô, xe máy ảnh hưởng đến hô hấp như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Văn Sơn, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, cho biết khí thải từ các phương tiện giao thông là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm không khí ở các đô thị. Nguồn ô nhiễm này gây tác động xấu tới sức khỏe cộng đồng,
Khi chất lượng không khí kém, khói bụi trong môi trường nhiều thì ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp. Người bệnh sẽ thấy khó thở nhiều hơn, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của các đợt viêm cấp như viêm họng cấp, viêm mũi, viêm tai… sẽ xuất hiện.
BS Trần Thị Thúy Tường, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết trong khói xe chứa khá nhiều các chất độc hại ảnh hưởng đến bệnh lý đường hô hấp, mũi xoang, não bộ, tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, đột quỵ, bệnh lý da, mắt, ung thư.
Các chất tiêu biểu trong khói xe phổ biến như carbon dioxide (CO2), carbon monoxide (CO), nitric oxides (NO, NO2), sulfur dioxide, benzen… Tùy vào hàm lượng mà CO2 có thể ảnh hưởng tới sức khỏe từ nhức đầu, chóng mặt, khó thở, đổ mồ hôi, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, bất tỉnh, có thể gây tử vong nếu hàm lượng cao. CO cũng là một trong những thành phần khí thải xe máy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu hít phải CO nhiều khiến bạn bị nhức đầu, nôn mửa, mệt mỏi và có thể dẫn đến tử vong.
NO và NO2 ở liều lượng cao, sẽ gây hại hệ mạch máu, tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, đột quỵ. Sulfur dioxide có thể gây rối loạn hô hấp, ảnh hưởng xấu đến hệ hoạt động của cơ thể. Ngoài ra các phần tử cực nhỏ và các hợp chất hydrocarbons đa vòng có trong khí thải xe máy, cũng có thể gây tổn thương mô phổi và tăng nguy cơ gây ung thư.
Còn theo BS Mai Mạnh Tam, khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội, những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi tiếp xúc với khí thải là trẻ em, người già và người mắc bệnh hô hấp mạn tính.
Ở trẻ em, việc hít thở không khí ô nhiễm trong thời gian dài làm suy giảm chức năng phổi. Trẻ có nguy cơ mắc hen suyễn ngay trong thời thơ ấu hoặc khi trưởng thành. Với trường hợp đã mắc hen, ô nhiễm không khí làm bệnh trầm trọng hơn, thường xuyên có cơn ho, khò khè, khó thở.
Ở người già, có tiền sử mắc bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tiếp xúc nhiều với khí thải phương tiện giao thông sẽ làm bùng phát, trầm trọng các đợt cấp tính của bệnh, tăng nguy cơ nhập viện. Nhiều kết quả thống kê cũng cho thấy ở những thành phố ô nhiễm, tỷ lệ người mắc hen suyễn và COPD cao hơn so với những nơi ít ô nhiễm.
Việc hạn chế tiếp xúc với khí thải giao thông rất khó vì nhu cầu đi lại, sinh hoạt là bắt buộc, tuy nhiên có thể giảm thiểu tác động của khí thải lên cơ thể bằng nhiều cách.
Người dân nên hạn chế các hoạt động tập thể dục ở những khu vực đông đúc phương tiện giao thông vì đây là nơi có độ ô nhiễm cao. Đồng thời, nên theo dõi thường xuyên các bản tin dự báo chất lượng không khí hàng ngày, nếu chất lượng không khí kém nên đóng kín cửa sổ để ngăn bụi bẩn lọt vào trong nhà; khi đi ra ngoài nên sử dụng khẩu trang có chức năng lọc bụi mịn.
"Những người sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá nên tầm soát các bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, viêm phế quản mạn, COPD 6 tháng một lần", BS Tam khuyến cáo.
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/khi-thai-oto-xe-may-anh-huong-den-ho-hap-nhu-the-nao-192231108213342538.htm
Đọc tiếp cùng chuyên mục
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ