Tăng nặng bệnh phổi vì ô nhiễm khí thải phương tiện giao thông
Mối đe dọa từ ô nhiễm không khí
Tổ chức Thế giới (WHO) liên tục cảnh báo mối đe dọa từ ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người. Nguồn gốc của tác nhân gây ô nhiễm không khí đến từ các hoạt động của con người như khí thải của các xe cơ giới, hoạt động công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiệt điện, lọc dầu, đốt rác thải công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động nấu ăn, sưởi ấm nhiên liệu.
Ô nhiễm không khí là sự xuất hiện của các loại bụi, bụi mịn, bụi siêu mịn hoặc các khí như CO, SO2, NO2. Các hạt bụi tồn tại trong không khí có vai trò quan trọng quyết định chất lượng bầu không khí. Các loại bụi mà mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi có kích thước lớn. Bên cạnh đó còn có các hạt bụi mịn (nhỏ hơn 1/30 đường kính sợi tóc) thì mắt thường không thể nhìn thấy hay cảm nhận lại là tác nhân gây ra các vấn đề bệnh đường hô hấp nghiêm trọng như: các phản ứng viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, tấn công sâu vào mạch máu và tim.
Chia sẻ thêm về vấn đề này BS. Vũ Văn Thành, Khoa Bệnh Phổi mạn tính, BV Phổi TƯ cho biết, ô nhiễm không khí gây ra nhiều bệnh lý đường hô hấp. Ở trẻ em và cả người lớn, khi tiếp xúc ngắn hạn hay dài hạn với ô nhiễm không khí có thể dẫn đến giảm chức năng phổi, nhiễm trùng đường hô hấp và hen suyễn nặng hơn.
Ở người lớn có sức khoẻ bình thường cũng có thể gặp các triệu chứng như kích ứng mắt, da, mũi và cổ họng; ho, khạc đờm, tức ngực, khó thở khi hít thở trong bầu không khí bị ô nhiễm. Và những triệu chứng này sẽ biến mất khi chất lượng không khí được cải thiện.
Còn đối với người có sẵn bệnh phổi như hen suyễn, COPD mạn tính có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh như khó thở nhiều hơn kèm theo tức nặng ngực, ho nhiều hơn, thở khò khè. Các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc bị ô nhiễm không khí cao, tần suất nhập viện do các căn nguyên về bệnh đường hô hấp và tim mạch tăng cao hơn.
Giảm bụi mịn, giảm bệnh tật
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bụi mịn giảm 20 - 70 μg/m3 thì tỷ lệ người có nguy cơ tử vong do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí cũng giảm 15%.
Theo các chuyên gia, để kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí, cần thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường, quản lý và kiểm soát những nguồn tác nhân gây ô nhiễm môi trường bằng các biện pháp như: Thay thế các trang thiết bị cũ bằng trang thiết bị hiện đại; Quản lý và xử lý chặt chẽ các chất thải hay khí thải ra ngoài ngoài môi trường; Sử dụng buồng lắng bụi, lọc bụi để giảm ô nhiễm không khí; Hạn chế tối đa việc sử dụng các nguồn nhiên liệu như than đá, củi, dầu trong sản xuất hay tiêu dùng hàng ngày; Trồng nhiều cây xanh…
Bên cạnh đó, mỗi cá nhân nên duy trì, củng cố “hàng rào” bảo vệ sức khoẻ bằng việc tránh các hoạt động thể dục mạnh khi ở nơi bị ô nhiễm không khí, khiến phải hít thở nhanh hơn hoặc sâu như đạp xe, chạy bộ...; Giữ nhà cửa sạch sẽ, lau khăn ướt; trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà, trên đường đi giúp làm sạch không khí; Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau, trái cây để bảo vệ sức khỏe chung và tránh sự hình thành các gốc tự do từ không khí ô nhiễm;
Trường hợp xuất hiện những triệu chứng dai dẳng như ho, khó thở, đau mắt, ngứa họng; người dân cần đi khám bác sĩ ngay, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh hô hấp mạn tính khác hay khởi phát triệu chứng của một căn bệnh tim mạch.
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Y tế 24h - 21/11/2024
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ
Y tế 24h - 19/11/2024
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ
Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm
Y tế 24h - 15/11/2024
Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm
Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ
Y tế 24h - 12/11/2024
Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử
Y tế 24h - 31/10/2024
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử