Loại gia vị thế giới "quý như vàng", ở Việt Nam bán rẻ như bèo vẫn ế
Tại Việt Nam, cứ 3 người trưởng thành lại có 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nguyên nhân chủ yếu là do hàm lượng Natri trong muối ăn đã cao hơn từ 2 - 3 lần so với mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Để có thể tạo ra loại muối nhạt có hàm lượng Natri thấp hơn 30% so với muối thông thường, quy trình sản xuất phức tạp hơn gấp 3 lần so với làm muối thông thường..
Sau khi đã loại bỏ tạp chất, muối tiếp tục được đun nóng, tách nước, để lạnh rồi sấy và được trộn thêm thành phần K, Magie để bổ sung cho cơ thể. Những thành phần này còn giúp giảm đáng kể lượng Natri cao có sẵn trong muối đã được WHO khuyến cáo dễ gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp...
Người Việt vốn yêu thích hương vị đậm đà, chính vì thế trong gian bếp của các gia đình không thể nào thiếu muối. Nhiều thống kê cho thấy lượng natri mà người Việt tiêu thụ rất cao, thậm chí hàng ngày mỗi người tiêu thụ gần gấp 2 lần so với lượng natri mà WHO khuyến cáo.
Ở nước ta có 2 địa phương rất nổi tiếng về sản xuất muối nhạt đó là Nam Định và Đà Nẵng. Tại đây, muối vẫn được sản xuất thủ công, giữ nguyên toàn bộ các khoáng chất, chất lượng cao, được nhiều quốc gia ưa chuộng.
Thế giới thì quý như vậy nhưng ở Việt Nam, giá bán muối biển nhạt vẫn rất rẻ nhưng có thể do không biết đến lợi ích của nó nên rất ít người mua.
Muối nhạt vẫn được sản xuất thủ công, giữ nguyên toàn bộ các khoáng chất, chất lượng cao, rất được ưa chuộng.
ThS.BS Dương Quốc Phong (Bệnh viện Thống Nhất, giảng viên Khoa Y, Đại học Quốc Gia TP.HCM) cho biết: "Muối biển nhạt là loại muối biển tự nhiên có hàm lượng natri (hay sodium) giảm từ 20-30% so với muối ăn bình thường nhưng vẫn giữ nguyên vị do được thay thế bởi những thành phần khác như canxi, magie, nhưng thường nhất là kali (potassium)".
Muối nhạt thay thế natri bằng kali mang lại nhiều lợi ích. Tăng lượng kali - vi chất mà hầu hết mọi người ở nhiều quốc gia không tiêu thụ đủ, chất này giúp làm giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Những phát hiện từ nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc bởi Viện Sức khỏe Toàn cầu, cho thấy rằng các chất thay thế muối có hàm lượng natri thấp giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ. Muối có hàm lượng natri thấp làm giảm 12% nguy cơ tử vong, 14% nguy cơ đột quỵ và tổng số các biến cố tim mạch (kết hợp đột quỵ và đau tim) là 13%.
Muối nhạt là một chất thay thế có thể dễ dàng thích ứng với chế độ ăn uống của hầu hết mọi người. Hơn nữa, nghiên cứu không tìm thấy nguy cơ gia tăng các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Dù hàm lượng natri đã giảm so với trước nhưng việc sử dụng muối nhạt cũng chỉ ở mức khuyến cáo 5gr/ngày.
Muối biển nhạt rất tốt tuy nhiên BS Dương Quốc Phong vẫn có một số lưu ý khi sử dụng bởi mặc dù hàm lượng natri đã giảm so với trước nhưng việc dùng muối nhạt cũng giống như muối ăn bình thường là có kiểm soát. Tốt nhất vẫn chỉ khoảng 5 gram/ngày (theo khuyến cáo của WHO).
Muối nhạt thay thế natri bằng kali nên những người theo chế độ ăn hạn chế kali (chẳng hạn như những người đang chạy thận nhân tạo) cần tránh các loại muối này.
Đồng thời, một số người cảm thấy vị kim loại trong một số thực phẩm (đặc biệt là súp và nước sốt) khi được nêm nhiều bằng loại muối này.
Châu Anh (Theo Boldsky)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?