Mặt trái nguy hiểm của việc uống quá nhiều trà xanh

Trà là một trong những đồ uống lành mạnh nhất nhưng vẫn có tác động tiêu cực nếu bạn dùng không đúng cách.

Trà có nhiều tác dụng như kéo dài tuổi thọ, tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy giảm cân, hỗ trợ trí nhớ…

Nhưng chắc hẳn bạn từng nghe câu nói: "Quá nhiều điều tốt cũng có thể trở thành điều xấu". Câu nói đó đúng ngay cả với thức uống lành mạnh như trà.

Trà được pha từ lá trà có chứa caffein. Uống trà vừa phải có thể mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.
Trà được pha từ lá trà có chứa caffein. Uống trà vừa phải có thể mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Tuy nhiêu, uống quá nhiều trà có khả năng gây hại cho cơ thể. Một nghiên cứu khảo sát trên 34 người khỏe mạnh uống và không uống trà trong 5 tuần. Lượng trà uống mỗi ngày là 10g lá trà pha với 1 lít nước. 

Từ đó, những nhà khoa học đã rút ra một số kết luận về tác dụng phụ của việc uống trà: 

Giảm hấp thụ sắt

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Thực phẩm Quốc  tế, quá nhiều tannin - chất làm cho đồ uống như trà và rượu vang có vị đắng - ức chế sự hấp thụ sắt của cơ thể.

Bởi vậy, bạn nên uống lượng trà vừa phải và ăn thực phẩm giàu chất sắt thường xuyên.

Có thể tiếp xúc với độc tố

Lá trà có nguy cơ hấp thụ các hợp chất độc hại từ đất hoặc quá trình trồng trọt. Các nghiên cứu đã phát hiện ra độc tố ở nhiều loại trà khác nhau.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Độc chất học cho thấy 30 loại trà - bao gồm các loại trà đen, xanh và ô long - chứa chì.

Theo đó, 73% trà ủ trong 3 phút có hàm lượng chì ở ngưỡng không an toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú. Mức độ nhôm cao hơn khuyến nghị trong 20% ​​các loại trà pha.

Gây hại răng, xương khớp

Các nhà khoa học đã tìm thấy hàm lượng florua cao trong túi trà. Nếu bạn tiêu thụ hơn 4 tách trà (một lít) mỗi ngày, bạn có thể vượt quá lượng tiêu thụ florua được phép.

Tiêu thụ quá nhiều florua có thể làm hỏng răng, xương và khớp. Nghiên cứu chỉ thử nghiệm các loại trà của Vương quốc Anh.

Gây lo lắng, khó ngủ hoặc đau đầu

Trà có chứa caffeine (20 - 60 mg) mỗi cốc, ít hơn cà phê. Nhưng nếu bạn uống quá nhiều trà, lượng caffeine đó sẽ tăng lên, làm gián đoạn giấc ngủ, ợ nóng, đau đầu và lo lắng.

Tác động tiêu cực này có xu hướng xảy ra khi tiêu thụ quá nhiều caffeine, từ 100 đến 200 mg mỗi ngày (2-10 tách tùy thuộc vào từng loại trà).

null

Trà chanh có thể chứa hàm lượng kim loại nặng cao hơn

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thành phần và Phân tích Thực phẩm, trà đen, trà xanh chứa axit citric có thể có hàm lượng nhôm, cadimi và chì cao.

Đặc biệt, trà chanh có hàm lượng chất này cao hơn các loại trà khác từ 10 lần. Mặc dù axit citric là một thành phần chống oxy hóa, thúc đẩy các nguyên tố có lợi cho đường ruột nhưng cũng tăng thêm các kim loại độc hại.

An Yên (Theo Eatthis)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới