Người Việt ăn muối nhiều gấp đôi khuyến cáo

Theo VnExpress 09:33 01/10/2020 - Sống lành mạnh
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi người trưởng thành không ăn quá 5 g muối một ngày, trong khi người Việt Nam ăn 9,4 g muối.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết như trên, tại hội thảo Vận động giảm tiêu thụ muối, ngày 30/9.

"Muối cần thiết đối với cơ thể nhưng ăn thừa muối lại là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và nhiều rối loạn cho sức khỏe khác", ông Thuấn nhấn mạnh.

Theo ông Thuấn, các bệnh tim mạch đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới, chiếm 30% tổng số tử vong toàn cầu, chủ yếu do bệnh mạch máu não và tim thiếu máu cục bộ. Đa số người tử vong do Covid-19 đều có bệnh nền như tăng huyết áp, tim mạch hoặc các bệnh mạn tính khác. Phòng, chống bệnh tim mạch là chương trình y tế ưu tiên của các quốc gia, trong đó kiểm soát yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch, đặc biệt do ăn thừa muối.

Thói quen ướp thức ăn làm tăng lượng muối tiêu thụ. Ảnh: Wikipedia.
Thói quen ướp thức ăn làm tăng lượng muối tiêu thụ. Ảnh: Wikipedia.

Tại Việt Nam, ăn nhiều muối góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và tử vong do các bệnh tim mạch. Cứ 5 người trưởng thành thì một người bị tăng huyết áp, cứ ba trường hợp tử vong thì một do các bệnh tim mạch.

Năm 2016, ước tính gần 82.000 trường hợp tử vong do tai biến mạch máu não, gần 68.000 ca tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ. Tổng hai bệnh lý này chiếm 27% số ca tử vong toàn quốc.

Ông Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, nói rằng mỗi năm 4,1 triệu người tử vong trên toàn thế giới do ăn thừa muối. Hiện tại, 75 nước trên thế giới có chiến lược giảm tiêu thụ muối theo khuyến cáo của WHO. Nhiều nước đã thành công giảm lượng muối cho người dân như Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Phần Lan, Mỹ.

"Nếu thực hiện đúng khuyến cáo giảm ăn muối, mỗi năm cứu được 2,5 triệu người thoát nguy cơ tử vong", ông Kidong Park nói.

Người dân kiểm tra huyết áp. Ảnh: N.P
Người dân kiểm tra huyết áp. Ảnh: N.P

Khác với các nước phát triển, tiêu thụ muối của Việt Nam chủ yếu là ở các gia đình, khi chế biến nấu ăn, chấm/trộn mắm, muối, gia vị trên bàn ăn.

Bộ Y tế khuyến cáo giảm một nửa lượng muối ăn hàng ngày bằng cách "cho bớt muối khi nấu ăn; chấm nhẹ tay khi ăn; giảm đồ mặn khi lựa chọn thực phẩm, khi nấu nướng và khi ăn".

Thứ trưởng Thuấn đề nghị ngành y tế các địa phương cần truyền thông giảm muối trong khẩu phần ăn tại cộng đồng. Các cơ sở y tế, đặc biệt là trạm y tế xã, tăng cường đo kiểm tra huyết áp cho mọi người dân từ 18 tuổi trở lên, kết hợp với hướng dẫn, tư vấn giảm ăn muối cho người bệnh đang được điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh mạn tính khác.

Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới