Người Việt ăn thịt nhiều gấp đôi khuyến cáo

Trung bình một người Việt tiêu thụ 134 g thịt mỗi ngày, ở thành phố là 154 g, trong khi mức tiêu thụ theo khuyến nghị là 50-80 g.

Phó giáo sư Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ như trên tại Hội thảo tham vấn kỹ thuật xây dựng chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030, ngày 30/3. Đây là thực trạng thừa dinh dưỡng đáng quan ngại, theo bà Mai.

Trong khi mức tiêu thụ thịt đang thừa so với khuyến nghị, tiêu thụ rau củ quả lại tăng không nhiều. Năm 2010, trung bình một người Việt ăn 190 g rau và 60,9 g quả mỗi ngày, nay đã tăng lên 230 g rau và 127 g quả. Tuy nhiên, chỉ có 65% người Việt đạt mức khuyến nghị về tiêu thụ rau quả.

Ăn uống không hợp lý là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng thừa cân béo phì. Năm 2010, tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi là 5,6%, 5-19 tuổi là 8,5%, nay tỷ lệ này lên tới 7,4% và 19%. Tình trạng này nghiêm trọng nhất ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Ngoài thừa cân béo phì, các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, ung thư, đột quỵ... ngày càng gia tăng, là hệ quả của chế độ ăn uống không hợp lý.

Giáo sư Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, đánh giá sau 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đã đạt những thành tựu đáng ghi nhận. Trong đó, lần đầu tiên nước ta giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi xuống dưới 20%.

Năm 2020, chiều cao trung bình của nam giới đạt 168,1 cm, tăng 3,7 cm so với năm 2010. Chiều cao của nữ giới đạt 155,6 cm, tăng 0,8 cm, giúp Việt Nam tăng 2 bậc, đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á.

"Đây là bước nhảy lớn, cho thấy những nỗ lực trong vấn đề cải thiện dinh dưỡng người Việt", ông Tuyên nhấn mạnh.

Song, ông Tuyên thừa nhận vấn đề dinh dưỡng vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục, trong đó có thừa dinh dưỡng ở các thành phố lớn. Một số tỉnh miền núi, tình trạng suy dinh dưỡng vẫn là gánh nặng lớn như Hà Giang, Cao Bằng, Kon Tum và Gia Lai.

Ông Tuyên cho biết, Chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021-2030 sẽ đưa ra những giải pháp để đảm bảo chế độ ăn đa dạng, hợp lý cho từng nhóm người. Hạ xuống mức thấp nhất các thể thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em. Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt khống chế thừa cân béo phì, các bệnh mạn tính không lây nhiễm.

Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Sống lành mạnh - 10/04/2024

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Ăn gan lợn có độc không?

Ăn gan lợn có độc không?

Sống lành mạnh - 08/04/2024

Ăn gan lợn có độc không?

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Sống lành mạnh - 04/04/2024

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Sống lành mạnh - 03/04/2024

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Sống lành mạnh - 19/03/2024

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới