Những lưu ý với thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi

Cùng với quá trình lão hóa, nếu không điều trị tốt thoái hóa khớp gối sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây đau đớn, mất chức năng vận động của khớp.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hỏi:

Mẹ tôi ngoài 70 tuổi đi lại rất khó khăn và đau nhức khớp gối. Vậy, có thể điều trị dứt điểm được không thưa bác sĩ?

Mai Anh (Hà Nội)

Trả lời:

Cùng với quá trình lão hóa, nếu không điều trị tốt thoái hóa khớp gối sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây đau đớn và giảm, thậm chí mất chức năng vận động của khớp. Ngoài khớp gối thì tình trạng thoái hóa này còn có thể gặp ở nhiều khớp khác như: Khớp đốt sống cổ, khớp háng, khớp cổ chân, khớp đốt sống lưng… Hiểu rõ tình trạng và điều trị giúp đẩy lùi bệnh, làm chậm tiến triển bệnh.

Rất khó để điều trị thoái hóa khớp gối dứt điểm do lão hóa là quá trình không thể đảo ngược. Thực tế, thoái hóa khớp gối rất thường gặp ở người cao tuổi, đây một phần do lão hóa nên chỉ có thể điều trị kiểm soát và phòng ngừa.

Để phòng bệnh, người trung niên và cao tuổi nên thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý bao gồm: Chế độ ăn, uống, tập luyện, đi lại… khoa học, phù hợp với nhịp sinh học và sức khỏe của mỗi người.

Do lão hóa nên sức khỏe và hoạt động khớp của người cao tuổi yếu hơn so với người trẻ. Vì thế, hãy thể dục và làm việc dựa trên tình trạng sức khỏe. Dinh dưỡng cần bổ sung đầy đủ hàng ngày với các nhóm chất thiết yếu, đặc biệt nên tăng cường Vitamin, khoáng chất như Vitamin D, Calcium…

Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa trên, một số loại thuốc hiện nay có tác dụng phòng và chữa thoái hóa khớp gối khá hiệu quả và dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Cần lưu ý, trong các đợt thoái hóa khớp gối khởi phát, tình trạng đau nhiều cần được điều trị bằng các thuốc giảm đau. Song không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau, cần đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa và dùng thuốc giảm đau kê đơn từ bác sĩ.

Việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách, thoái hóa khớp gối có thể nặng hơn và làm giảm hiệu quả điều trị với thuốc. Với bệnh nhân thoái hóa khớp, cần nghiêm túc và kiên trì điều trị từ sớm, kết hợp với phòng ngừa mới có thể làm chậm diễn biến bệnh, bảo toàn khả năng vận động.

 

BS. Trần Thị Kim Ngọc, Bệnh viện đa khoa Medlatec

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới