Những người ngủ với tư thế này, cột sống sẽ ngày càng “nhô ra”
Khi nằm nghiêng, áp lực lên cột sống tương đối nhẹ. Tuy nhiên, nếu nằm nghiêng theo kiểu co đầu gối lại, phần ngực trước bị chèn ép, cột sống bị kéo căng quá mức, khớp háng và các cơ xung quanh xương chậu cũng bị nghiêng theo. Lâu dần, người ngủ sẽ mệt mỏi và đau lưng.
Nếu kê một chiếc gối nhỏ hoặc đệm giữa 2 chân, bạn có thể giữ cho cột sống và đầu trên một đường thẳng, đồng thời khớp hông và xương chậu cũng sẽ được duy trì ở trạng thái thoải mái.
Ngoài việc ngủ nghiêng không hợp lý, có 2 tư thế ngủ cũng gây áp lực thêm lên cột sống thắt lưng.
Ngủ nằm sấp
Nằm sấp khi ngủ sẽ khiến cột sống không được tự nhiên, lưng không được nâng đỡ, cổ chỉ có thể nghiêng về 1 bên. Sau 1 đêm dài ngủ với tư thế này, chắc chắn bạn sẽ bị đau lưng, cứng cổ, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nhiều người bị đau thắt lưng thích tư thế ngủ nằm sấp để thư giãn. Trên thực tế, tư thế ngủ này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Ngủ cuộn tròn
Tư thế ngủ này khiến máu lưu thông toàn cơ thể kém, động tác cuộn co người lại sẽ gây ra lực kéo ở lưng quá mức, tạo áp lực lên lưng, đầu và cổ, theo thời gian cột sống sẽ “nhô ra”, có cảm giác như bị gù.
Tư thế ngủ đúng là như thế nào?
- Gác chân lên gối
Đối với những người thường xuyên bị đau lưng, bạn có thể kê một chiếc gối dười đùi khi ngủ vào buổi tối. Điều này có thể làm giảm áp lực cho vùng thắt lưng, giảm đau hiệu quả.
- Kê gối dưới 2 cánh tay
Đối với những người bị tê cứng vai gáy, có thể kê gối dưới 2 cánh tay để thư giãn cơ vai, khi thức dậy vào buổi sáng, vai sẽ không còn cảm giác đau nhức nữa.
- Nằm nghiêng thẳng người
Nằm ngửa khi ngủ, miệng rất dễ mở, thường gây ra hiện tượng ngủ ngáy. Khi nằm nghiêng, thẳng lưng, khí quản sẽ mở ra một cách tự nhiên, có thể làm giảm triệu chứng ngáy.
- Kê cao gối
Nếu là người có đường tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị trào ngược axit dạ dày, bạn có thể kê cao gối một chút để thực quản cao hơn dạ dày.
- Nằm nghiêng bên phải
Đối với những người không có khó chịu nào về thể chất, nằm nghiên về bên phải hay nằm ngửa đều là lựa chọn tốt. Tư thế này có thể làm giảm áp lực lên tim và phổi, có lợi cho việc lưu thông máu khắp cơ thể, giúp ngủ ngon hơn.
Tư thế ngủ phù hợp với một số người mắc bệnh
Đối với một số người đang bị bệnh, cần chú ý đến tư thế nằm ngủ, không thể ép mình nằm nghiên bên phải một cách máy máy. Tùy vào thể trạng của từng người mà có tư thế ngủ phù hợp, để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tật hoặc làm giảm triệu chứng.
- Bệnh lao
Những người mắc bệnh ở phổi tốt nhất nên nằm ngửa khi ngủ. Nếu phổi trái bị tổn thương nên ngủ nghiêng về phía bên trái và ngược lại.
- Viêm cơ tim, hen suyễn, suy tim
Áp dụng tư thế ngủ nửa nằm nửa ngồi có thể cải thiện phần nào vấn đề lưu thông máu trong phổi, làm giảm máu ứ, tăng cường hít thở oxy, giúp giảm các triệu chứng về đường hô hấp.
- Viêm tai giữa
Bệnh nhân bị viêm tai giữa thường có mủ lấp đầy ống tai. Để dịch mủ chảy ra ngoài dễ dàng hơn, người bệnh có thể nằm nghiêng một bên.
- Loét dạ dày
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nên ngủ nghiêng về phía bên trái. Nếu nằm nghiêng về phía bên phải, dịch axit dạ dày sẽ chảy ngược lên thực quản nhiều hơn, có thể gây ra chứng ợ chua.
- Bệnh tim
Nếu là người bị suy tim, nên ngủ ở tư thế bán nghiêng để làm giảm triệu chứng khó thở, tránh nằm nghiêng sang trái hoặc nằm sấp.
- Tăng huyết áp
Đặc biệt đối với bệnh nhân cao tuổi nên ngủ ở tư thế bán nghiêng hoặc nằm nghiêng, kê gối cao sẽ có lợi.
Phan Hằng (Theo Aboluowang)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?