Sư cô Quảng Nam ngộ độc sau ăn pate Minh Chay

Bệnh nhân là sư cô, 61 tuổi, ăn bánh mì kèm với pate Minh Chay, bị ngộ độc được nhập viện điều trị.

Sáng 5/9, bác sĩ Trần Công Ân, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, thị xã Điện Bàn, cho biết đang điều trị một phụ nữ có triệu chứng khó thở, nhìn mờ, nhìn đôi, đau họng, khó nuốt. Chẩn đoán ban đầu bà bị ngộ độc thực phẩm do nhiễm độc tố botulinum từ pate Minh Chay.

Một pate Minh Chay mà các bệnh nhân ăn sử dụng trước khi ngộ độc được cơ quan chức năng thu giữ. Ảnh: Bệnh viện Vĩnh Đức cung cấp.
Một pate Minh Chay mà các bệnh nhân ăn sử dụng trước khi ngộ độc được cơ quan chức năng thu giữ. Ảnh: Bệnh viện Vĩnh Đức cung cấp.

Điều tra dịch tễ xác định, ngày 31/8 bệnh nhân đang tu hành tại một ngôi chùa ở xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, ăn pate Minh Chay kèm với bánh mì. Ngày 4/9, bà nhập viện với triệu chứng mệt, khó thở, nhìn mờ, nhìn đôi, đau họng, khó nuốt, yếu cơ.

"Hiện tại, sức khỏe của sư cô tạm ổn, không có diễn biến nặng. Bà có dấu hiệu thần kinh đơn thuần mức độ nhẹ", ông Ân nói.

Trước đó, trong hai ngày đầu tháng 9, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức tiếp nhận ba bệnh nhân gồm hai nữ và một nam, ngộ độc sau khi ăn pate Minh Chay kèm với bánh mì.

Bác sĩ đang điều trị cho một bệnh nhân ngộ độc ăn pate Minh Chay. Ảnh: Bệnh viện Vĩnh Đức cung cấp.
Bác sĩ đang điều trị cho một bệnh nhân ngộ độc ăn pate Minh Chay. Ảnh: Bệnh viện Vĩnh Đức cung cấp.

Chiều 3/9, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Nam đã đến làm việc với bệnh viện và lấy mẫu xét nghiệm. Sở Y tế Quảng Nam đề nghị các huyện, thị xã, thành phố xử lý khẩn cấp sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Căn cứ vào công văn của Cục An toàn thực phẩm về việc xử lý khẩn cấp sản phẩm không bảo đảm an toàn, Sở Y tế yêu cầu các địa phương chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát trên thị trường. Cơ quan này cũng khuyến cáo người dân ngừng ngay việc sử dụng và niêm phong sản phẩm, đem bảo quản khu vực riêng biệt.

Ngày 29/8, Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, cảnh báo khẩn sản phẩm pate Minh Chay nhiễm vi khuẩn độc botulinum, gây tình trạng liệt cơ, suy hô hấp. Sản phẩm do Công ty Lối Sống mới sản xuất, trụ sở tại Hà Nội, chỉ kinh doanh online. Cục An toàn Thực phẩm thu hồi sản phẩm, khuyến cáo người dùng không ăn; nếu sau khi ăn xuất hiện các triệu chứng bất thường cần nhập viện ngay. TP HCM xác định 1.290 người mua sản phẩm công ty này, Hà Nội gần 1.200 người, tuy nhiên số sản phẩm thu hồi được chỉ 10%.

Số người ngộ độc phải nhập viện đến nay lên 15, trong đó 9 ca điều trị ở các bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh Nhiệt đới TP HCM; hai ca ở Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội và bốn ca ở Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, Quảng Nam. Hầu hết bệnh nhân nhập viện muộn, tình trạng nguy kịch phải thở máy liên tục dài ngày. Tình trạng ngộ độc botulinum 30 năm qua không xuất hiện ở Việt Nam nên không có huyết thanh và thuốc đặc trị, phải đặt mua từ nước ngoài về, bệnh nhân phải thay huyết tương nhiều lần.

Đắc Thành

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Đã có 222 người nhập viện thăm khám, điều trị

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Đã có 222 người nhập viện thăm khám, điều trị

Sống lành mạnh - 02/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Đã có 222 người nhập viện thăm khám, điều trị

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Sống lành mạnh - 10/04/2024

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Ăn gan lợn có độc không?

Ăn gan lợn có độc không?

Sống lành mạnh - 08/04/2024

Ăn gan lợn có độc không?

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Sống lành mạnh - 04/04/2024

Những điều cần biết khi nhịn ăn để giảm cân

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Sống lành mạnh - 03/04/2024

Nguyên nhân khiến 659 người bị ngộ độc thực phẩm trong 3 tháng đầu năm

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới