Tia cực tím gây hại cho da thế nào?

Theo VnExpress 08:47 10/06/2020 - Sống lành mạnh
Chỉ số tia cực tím (UV) mức 11 có thể gây bỏng da nếu tiếp xúc 10 phút mà không bảo vệ, mức 8-10 gây bỏng trong 25 phút...

Trang Weather Online của Anh dự báo từ ngày 9 đến 12/6 chỉ số tia cực tím tại Hà Nội và TP HCM lên đến 10, mức có thể gây bỏng da. 

Bác sĩ Phạm Đình Lâm, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết tia cực tím (tia UV - Ultra Violet) chiếm tỷ lệ 10% trong ánh nắng mặt trời. Tia UV bao gồm tia UVA, UVB, UVC.

Trong đó, tia UVC có thể gây ung thư da. Rất may là tia C bị tầng ozone chặn lại hầu hết. Tia B chiếm 5%, là tia dài hơn, có thể gây đỏ da, nám da, bỏng nắng và ung thư da. Riêng tia UVA là tia dài nhất trong ba tia, chiếm 95%, gây lão hóa da và hình thành nếp nhăn trên da.

Ngoài ra, tia UV còn gây viêm da do ánh nắng. Bệnh da này trầm trọng hơn bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Nặng hơn, là làm tổn hại thị giác như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm...

Bác sĩ cho biết chỉ số tia cực tím càng cao càng nguy hiểm cho sức khỏe. UV từ 3 trở lên, người đi đường phải thoa kem chống nắng, mặc áo chống nắng, đeo kính mát che chắn để bảo vệ cơ thể. Tiếp xúc với chỉ số UV cao hơn hay tiếp xúc với ánh nắng lâu hơn, thường xuyên hơn thì nguy cơ ung thư da cũng tăng.

Làn da trẻ nhỏ, độ bảo vệ chưa cao, hệ miễn dịch của da chưa hoàn chỉnh, nên tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời thì da dễ bị tổn thương, độ bỏng nắng sâu và nặng nề hơn.

Làn da có mụn, ánh nắng mặt trời khiến tăng tiết dầu, gặp tình trạng bít tắc lỗ chân lông do mụn nên mụn càng nặng hơn, viêm nhiễm, hình thành các sẹo mụn sâu và rộng.

Người dân nên mặc kín, che chắn cẩn thận trước khi ra đường để bảo vệ sức khỏe, tháng 5. Ảnh: Võ Hải
Người dân nên mặc kín, che chắn cẩn thận trước khi ra đường để bảo vệ sức khỏe, tháng 5. Ảnh: Võ Hải

Bác sĩ khuyến cáo, nắng nóng, chỉ số tia UV cao, cần chú ý các biện pháp bảo vệ da.

Đầu tiên là các bước chăm sóc da, vệ sinh da hằng ngày. Sử dụng dưỡng ẩm để làn da phục hồi, không bị mất nước khi tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời. Nên chọn dưỡng ẩm dạng lotion hoặc serum giúp thấm nhanh với làn da bình thường và dạng gel cho những người da dầu.

Trong mùa nóng, bước chăm sóc da có thể tăng lên 1-2 lần mỗi tuần, đặc biệt với da dầu. Quá trình chăm sóc giúp da sáng mịn, bớt xỉn màu và bớt mụn trứng cá. Có thể chọn các sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần acid alpha-hydroxy, acid salicyclic, acid glycolic...

Thoa kem chống nắng trước khi ra đường 30 phút để bảo vệ da, giảm lão hóa, giảm nguy cơ ung thư da. Có thể dùng viên chống nắng dạng uống khi tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, nhất là người bị nám da, rối loạn sắc tố da. Sử dụng kem chống nắng chỉ số SPF ≥ 30. Có thể dùng dạng gel để hấp thu nhanh vào da, tránh cảm giác bóng nhờn và bít tắc lỗ nang lông, gây mụn trứng cá. Nên thoa lại sau 2-3 giờ hoặc khi ra mồ hôi nhiều.

Kết hợp các biện pháp chống nắng khác như đội nón rộng vành để che được khuôn mặt, đeo khẩu trang tối màu và rộng, đeo kính râm để bảo vệ mắt và giảm nếp nhăn do nheo mắt. Mặc quần áo chống nắng dài tay, che phủ khắp người để giảm tia nắng tiếp xúc với da. Giày dép che phủ kín bàn chân.

Uống 2-3 lít nước một ngày, ăn hoa quả có nhiều nước như dưa hấu, cam, bưởi... Ăn nhiều rau, củ để tăng lượng vitamin cung cấp cho da, tăng khả năng bảo vệ.

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới