Tư thế ngủ thông dụng gây hại cho cơ thể nhiều người không biết

Nhiều người có thói quen nằm sấp khi ngủ nhưng đây là một tư thế không có lợi cho sức khỏe.

Đối với trẻ nhỏ, nằm sấp khi ngủ có thể gây ra tình trạng mặt bẹt, mũi vẹo, nguy cơ ngạt thở do mũi, miệng bị bịt. 

Đối với người lớn, nằm sấp khi ngủ có những nguy hiểm sau:

1. Hại mắt

Tư thế ngủ sấp khiến các chất dịch trong cơ thể dồn xuống mắt, chèn ép nhãn cầu, gây tăng nhãn áp. Sau khi ngủ dậy, người đó rất dễ bị mờ mắt tạm thời trong thời gian ngắn, nếu để lâu có thể gây ra các bệnh về mắt.

null

2. Nghẹt mũi, chóng mặt

Khi chìm vào giấc ngủ, mức độ trao đổi chất trong cơ thể thấp hơn khi thức, chức năng điều hòa thân nhiệt cũng bị chậm lại. Nằm sấp khi ngủ rất khó giữ ấm. Lúc này bạn dễ bị cảm lạnh gây nghẹt mũi, chóng mặt.

3. Tăng tốc độ lão hóa da mặt

Nằm sấp khi ngủ sẽ khiến quá trình tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, da mặt dễ bị nhăn, xấu đi. 

4. Khó thở

Các cơ quan nội tạng ở ngực và bụng bị chèn ép, chuyển động thở bình thường bị cản trở, dẫn đến khó thở.

5. Cổ cứng và đau

Ngủ sấp khiến cột sống cổ ở trạng thái xoay sẽ khiến một số cơ ở cổ căng, gây cứng cổ và đau nhức.

6. Gặp ác mộng

Lồng ngực sẽ bị dồn nén, người bệnh dễ cảm thấy hoạt động của tim bị cản trở và khó thở. Loại kích thích bên ngoài này được truyền đến vỏ não có thể gây ra ác mộng.

7. Càng ngủ, càng mệt

 

Tư thế cơ thể bị cứng nhắc, không được thả lỏng hoàn toàn. Các cơ, tuyến mồ hôi, da trên cơ thể luôn trong tình trạng căng thẳng trong thời gian dài. Sau khi thức dậy, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn.

8. Không có lợi cho sự phát triển ngực và sức khỏe của phụ nữ

Đối với các bé gái vị thành niên, việc phát triển ngực không chỉ cần lượng dinh dưỡng đầy đủ mà còn phải chú ý đến tư thế ngủ. Nằm sấp khi ngủ trong thời gian dài sẽ chèn ép ngực và ảnh hưởng đến sự phát triển.

Đối với phụ nữ trưởng thành, sự chèn ép quá mức vào bầu ngực cũng dẫn đến thay đổi về hình dạng của bầu ngực.

Ngoài ra, khi bầu ngực bị đè nén trong thời gian dài, tốc độ tuần hoàn máu chậm lại, máu lưu thông không thông suốt, dẫn đến các bệnh về vú.

Tư thế ngủ nghiêng có lợi cho sức khỏe hơn. Ảnh minh họa: Sleepdoctor
Tư thế ngủ nghiêng có lợi cho sức khỏe hơn. Ảnh minh họa: Sleepdoctor

Tư thế ngủ như thế nào thì có lợi?

Một số nghiên cứu tin rằng nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ tốt nhất cho con người. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp lứa tuổi, sức khỏe, bạn có thể lựa chọn tư thế ngủ phù hợp.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên nằm ngửa

Với trẻ dưới 6 tuổi, xương chưa phát triển hoàn thiện, đầu to, cha mẹ nên cho con nằm ngửa, không kê gối. Tư thế ngủ này có thể làm giãn cơ toàn thân, giảm thiểu áp lực lên các cơ quan nội tạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như tim, đường tiêu hóa và bàng quang. 

Cha mẹ cần lưu ý, trẻ sau khi bú rất dễ bị đầy hơi. Bác sĩ khuyến cáo sau khi cho con bú, mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng bên trước, sau nửa giờ đến một giờ mới cho trẻ nằm ngửa.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em có thể phát triển thể tích hộp sọ từ lúc mới sinh đến 6 tuổi. Khi răng mọc và nhú lên, nhất là khi răng vĩnh viễn mọc, quá trình phát triển của khuôn mặt càng tăng nhanh.

Lúc này, nếu trẻ luôn ngủ nghiêng sẽ cản trở sự phát triển bình thường của răng, hàm, mặt, gây ra tình trạng phát triển không cân xứng trên khuôn mặt. Vì vậy, cha mẹ chủ yếu nên cho trẻ nằm ngửa.

 An Yên (Theo Aboluowang

Đọc tiếp cùng chuyên mục

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới