Vào viện cấp cứu sau 30 phút ăn đào
Bà được chuyển đến cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, tuần trước trong tình trạng sốc, tụt huyết áp và suy thận.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, cho biết nguyên nhân ngộ độc của bệnh nhân này chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, dựa trên bệnh cảnh, các bác sĩ đoán có thể một trong hai nguyên nhân là nghi ngờ hóa chất bảo quản và có thể do độc tố vi khuẩn trong trái đào.
Sau vài ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã cải thiện.
Ngộ độc thực phẩm có rất nhiều nguyên nhân và rải rác tất cả các mùa trong năm. Tuy nhiên, bệnh tập trung chủ yếu vào giai đoạn nắng nóng, mùa xuân sang hè. Căn nguyên của ngộ độc thực phẩm có thể do vi sinh vật, hóa chất, độc tố tự nhiên, đặc biệt là do vi sinh vật (tỷ lệ nhiều nhất).
Theo bác sĩ Nguyên, tình trạng ngộ độc thực phẩm do hóa chất có nguy cơ tăng và phức tạp. Lý do là ngày càng nhiều loại hóa chất, vấn đề về kiểm soát an toàn trước khi thực phẩm đến bàn ăn.
"Bác sĩ chẩn đoán ngộ độc thực phẩm thường gặp khó khăn do việc xét nghiệm độc chất cần máy móc chuyên dụng, trong khi bệnh viện không có máy móc phù hợp", bác sĩ Nguyên nói.
Ngộ độc thực phẩm thường có các triệu chứng điển hình như nôn, đau bụng, tiêu chảy. Ngộ độc nặng sẽ nôn, tiêu chảy liên tục nhiều lần, đau bụng dữ dội liên tục, sốt cao 39 độ C. Ngoài ra, có các dấu hiệu ở cơ quan thần kinh như rối loạn cảm giác, tê bì, yếu liệt, co giật, lơ mơ, bất tỉnh... Biểu hiện ở tim mạch thì mạch không đều, huyết áp tụt, kèm theo các vấn đề về hô hấp, khó thở... Những trường hợp này cần đưa đến viện cấp cứu ngay.
Nếu bệnh nhân chỉ có các triệu chứng tiêu hóa, uống dung dịch oresol, nước khoáng, nước rau luộc pha muối...
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo cần ăn chín, uống sôi. Chọn thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh đúng yêu cầu, nguyên tắc là tách riêng thực phẩm sống và chín. Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Nấu xong ăn hết, nếu còn thừa thì đun lại ngay sau ăn, để nguội nhanh và sau đó bảo quản lạnh.
Người có sức đề kháng yếu như đái tháo đường, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch (thuốc corticoid, thuốc chữa ung thư, các bệnh tự miễn dịch), người bị bệnh gan, người gầy yếu, suy dinh dưỡng, người già, trẻ nhỏ... không nên ăn thực phẩm sống. Nhóm người này ăn thức ăn sống dễ bị nhiễm khuẩn; khi nhiễm khuẩn thường nặng và dễ tử vong hơn so với người khác.
Chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất là thực phẩm có đăng ký và mua ở nơi bán uy tín.
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ