Nỗi đau của người bệnh máu khó đông không được phát hiện sớm
Trong giờ tập thể dục năm lớp 9, Hồ Duy Bảo (Hương Sơn-Hà Tĩnh) bị chảy máu cơ đùi không rõ nguyên nhân. Tại bệnh viện tỉnh, bác sỹ chẩn đoán Bảo bị viêm cơ và chỉ định mổ gấp. Thế nhưng không ai biết cậu đang mang trong người căn bệnh hemophilia (bệnh máu khó đông – khi phẫu thuật cần phải được bổ sung yếu tố đông máu).
Chính vì thế, vết mổ không cầm được máu, bệnh viện đã phải huy động cả người nhà hiến máu cứu Bảo qua cơn nguy kịch.
Từ đó, máu trong cơ đùi của Bảo vẫn âm thầm chảy và tạo thành các khối máu tụ. Suốt 3 năm học cấp 3, Bảo vừa học vừa ôm cái đùi sưng mỗi ngày một to hơn và đau đớn hơn. Chỉ tới khi được đưa đến Viện Huyết học – Truyền máu TƯ xét nghiệm, Bảo mới biết mình bị mắc bệnh hiếm.
Nhưng lúc này tất cả đã quá muộn. Khối máu tụ lâu ngày chèn vào xương, làm tiêu xương. Tháng 3/2019, cơ đùi của Bảo bị vỡ, máu chảy ròng ròng. Bảo bắt buộc phải tháo khớp háng chân phải...
Tại Việt Nam, theo ước tính có trên 6.200 người bị hemophilia trong đó có trên 60% người bệnh được chẩn đoán và điều trị.
Theo các chuyên gia, rối loạn chảy máu là một nhóm bệnh có biểu hiện chảy máu kéo dài, lâu cầm mà nguyên nhân do cơ thể người bệnh có khó khăn trong việc tạo ra cục máu đông. Nếu người bệnh không được phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị đúng cách sẽ dẫn tới những hệ quả không mong muốn như suy nhược, đau đớn, biến chứng và tổn thương khớp vĩnh viễn, hoặc nặng hơn là tử vong do chảy máu ở những vị trí nghiêm trọng.
Phát biểu hưởng ứng Ngày Hemophilia Thế giới - 17/4/2021, TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Chủ tịch Hội Rối loạn đông máu Việt Nam cho biết: “Điều trị chảy máu sớm tại nhà đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua.
Tại Việt Nam hiện nay, Bảo hiểm xã hội mới chi trả cho điều trị yếu tố đông máu tại bệnh viện. Người bệnh thường phải di chuyển đường xa mới được bổ sung yếu tố đông máu do đó việc điều trị bị chậm trễ dẫn tới tăng chi phí, tăng nguy cơ biến chứng.
Điều chúng tôi mong muốn nhất hiện nay là có thể triển khai rộng rãi điều trị dự phòng, điều trị chảy máu sớm tại y tế cơ sở để đem đến một tương lai tốt đẹp hơn cho người bệnh”.
Uyên Vũ
https://www.baogiaothong.vn/noi-dau-cua-nguoi-benh-mau-kho-dong-khong-duoc-phat-hien-som-d502997.html
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp
Thời sự xã hội - 30/10/2024
Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp
Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao
Thời sự xã hội - 28/10/2024
Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao
Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh
Thời sự xã hội - 24/10/2024
Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh
Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý
Thời sự xã hội - 18/10/2024
Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý
Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa
Thời sự xã hội - 17/10/2024
Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa