5 công ty dược trong nước nộp hồ sơ sản xuất thuốc kháng virus điều trị Covid-19

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện 5 công ty dược trong nước đã nộp hồ sơ sản xuất thuốc kháng virus điều trị Covid-19.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Do trong nước chưa có thuốc kháng virus Molnupiravir được cấp số đăng ký lưu hành, Bộ Y tế đang xem xét để trình Chính phủ chấp thuận cho cấp phép trong tình huống phòng, chống dịch khẩn cấp, với một số điều khoản về hồ sơ được rút gọn. 

Nếu được Chính phủ đồng ý, dự kiến có 5 số đăng ký được cấp cho 5 thuốc Molnupiravir do các công ty dược trong nước sản xuất.

Từ tháng 8/2021, Bộ Y tế đã tiến hành chương trình điều trị thí điểm có kiểm soát F0 trong cộng đồng và tại nhà có triệu chứng nhẹ. TP Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước sử dụng thuốc này cho điều trị F0 nhẹ và không triệu chứng tại nhà.

Để đáp ứng nhu cầu điều trị F0 của TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế vừa cấp phát cho TP Hồ Chí Minh thêm 5.000 liều thuốc Molnupiravir. Từ khi TP Hồ Chí Minh thí điểm điều trị có kiểm soát bằng thuốc Molnupiravir, Bộ Y tế đã cấp 110.000 liều (gồm 50.000 liều Molnupiravir 400 mg Stella Việt Nam và 60.000 liều Molnupiravir 200 mg Optimus Ấn Độ).

Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết, đến nay số tỉnh, thành phố điều trị có kiểm soát bằng thuốc kháng virus Molnupiravir cho bệnh nhân Covid-19 nhẹ và không triệu chứng tại nhà  là 34 địa phương.

Bộ Y tế mới đây cũng công bố các kết quả báo cáo giữa kỳ của chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát thuốc Molnupiravir cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ do Bộ Y tế triển khai tại 22 tỉnh, thành phố cho thấy thuốc có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị với tỷ lê bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 5 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 từ 72,1% đến 99,1%;

Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 14 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 gần 100%; tỷ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02%-0,06% và không có ca nào dẫn đến tử vong.

Các kết quả rất khả quan của chương trình đã đóng góp hiệu quả vào công tác phòng, chống dịch của TP Hồ Chí Minh và các địa phương có dịch.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện có khoảng 46-50 hoạt chất điều trị Covid-19. Về cơ bản Việt Nam đã chủ động sản xuất trong nước bảo đảm khoảng 70%, còn một số thuốc bắt buộc nhập khẩu, vì có mặt hàng chỉ 1-2 hãng trên thế giới sản xuất.

Hiện nay, Bộ Y tế cấp phép cho 39 doanh nghiệp nhập nguyên liệu và chủ động về thuốc. 

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 mới nhất, phiên bản 7 do Bộ Y tế ban hành ngày 6/10 có hướng dẫn cụ thể với 3 loại thuốc: Thuốc kháng virus, thuốc kháng thể kháng virus, thuốc ức chế Interleukin-6 trong điều trị

Trong đó, với thuốc kháng virus, Bộ Y tế đã bổ sung thuốc Molnupiravir 400 mg bên cạnh Remdesivir, Favipiravir... Molnupiravir 400 mg liều dùng theo thuyết minh đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt. Molnupiravir là dạng viên uống, nên người bệnh dễ dàng điều trị tại nhà đối với người lớn mắc Covid-19 triệu chứng nhẹ và trung bình.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Thuốc biệt dược - 07/03/2024

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Thuốc biệt dược - 01/02/2024

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Thuốc biệt dược - 15/12/2023

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Thuốc biệt dược - 22/11/2023

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Thuốc biệt dược - 14/11/2023

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới