Bác sĩ chỉ ra hệ lụy khi F0 dùng cùng lúc thuốc kháng virus và kháng sinh

Tư vấn từ xa cho F0 điều trị tại nhà, BS. Huy Hoàng cho biết nhiều người sai lầm khi tự ý dùng thuốc kháng virus cùng kháng sinh.

Trao đổi với Báo Giao thông, BS. Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc phòng cho biết: Qua tư vấn, nhiều F0 điều trị tại nhà đã tự ý dùng song song thuốc kháng virus và kháng sinh hoặc dùng đồng thời 2 loại thuốc kháng đông.

Rất nhiều người chưa phân biệt được thuốc nào là kháng virus, kháng sinh, kháng đông, kháng viêm. Điều này rất nguy hiểm, nhất là khi người bệnh tự ý sử dụng thuốc.

Hiện Hà Nội có hơn 30 nghìn F0 điều trị Covid-19 tại nhà (ảnh minh họa)
Hiện Hà Nội có hơn 30 nghìn F0 điều trị Covid-19 tại nhà (ảnh minh họa)

Theo chỉ dẫn của BS. Hoàng, thuốc kháng virus (dù nhiều tên nhưng chỉ có 2 loại thành phần là favipiravir và molnupiravir), chỉ nên dùng trong vòng 7 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên (thường là sốt). Mỗi đợt nên dùng 5 - 10 ngày hoặc theo đúng hướng dẫn của chương trình thử nghiệm. Khi đang dùng thuốc kháng virus đường uống, không được dùng kết hợp với thuốc kháng viêm corticoid.

Nhóm nguy cơ gồm người có bệnh nền, chưa tiêm vaccine phòng Covid-19, chỉ số CT thấp lại điều trị cách ly tại nhà có thành phần người nhà là người cao tuổi, trẻ nhỏ..., người suy giảm miễn dịch... được khuyến cáo nên dùng thuốc kháng virus.

Với thuốc kháng đông (Rivaroxaban 10mg hoặc Apixaban 2,5 mg) sử dụng khi SpO2 xuống dưới 94% và (hoặc) khó thở. Tuy nhiên, hiện nhiều bệnh nhân có bệnh nền đang dùng thuốc kháng đông cần lưu ý việc sử dụng thêm thuốc kháng đông (theo đơn thuốc B điều trị tại nhà như hướng dẫn của Bộ Y tế), cần tư vấn của nhân viên y tế trước khi sử dụng.

Những người đang chảy máu (xuất huyết dạ dày, kinh nguyệt...); những người bị các chứng bệnh dễ chảy máu (giảm tiểu cầu, bệnh ưa chảy máu...) không được dùng thuốc kháng đông để dự phòng.

Theo khuyến cáo của BS. Hoàng, thuốc kháng viêm (Dexamethasone 0,5 mg hoặc Methylprenisolon 16mg) là nhóm thuốc dễ bị lạm dụng nhất và lại có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. F0 triệu chứng nhẹ và không triệu chứng thì tuyệt đối không dùng thuốc kháng viêm. Bởi thuốc kháng viêm là corticoid - nhóm thuốc làm giảm miễn dịch, giảm sự đề kháng của cơ thể.

"Trong giai đoạn đầu khi virus mới xâm nhập và đang nhân lên (trong vòng 5 - 7 ngày sau khi khởi phát triệu chứng), việc dùng thuốc kháng viêm sẽ khiến cho virus càng dễ dàng nhân lên, khiến tình trạng nhiễm SARS-CoV-2 nặng lên. Ngoài ra, corticoid làm giảm khả năng bảo vệ cơ thể nên các loại vi khuẩn, nấm... có cơ hội bùng phát.

Ngoài ra, corticoid còn có thể làm đường huyết tăng đột ngột trên bệnh nhân tiểu đường hay tăng huyết áp đột ngột trên bệnh nhân tăng huyết áp; gây viêm loét, thậm chí xuất huyết dạ dày, tá tràng... và một loạt các bệnh khác. Corticoid chỉ có tác dụng khi Covid-19 ở mức độ vừa hoặc nặng. Chính vì vậy, người bệnh không tự ý sử dụng nhóm thuốc này", BS. Hoàng nhấn mạnh.

 

Nếu không thuộc nhóm nguy cơ (người có bệnh nền, chưa tiêm vaccine phòng Covid-19, chỉ số CT thấp lại điều trị cách ly tại nhà có thành phần người nhà là người cao tuổi, trẻ nhỏ..., người suy giảm miễn dịch), F0 không cần dùng thuốc kháng virus và chỉ cần điều trị triệu chứng:

- Sốt thì hạ sốt (Paracetamol hoặc Ilubrofen), lau người nước ấm, xông lá...

- Ho: dùng giảm ho, bổ phế, long đờm, chống dị ứng, giảm kích thích đường thở.

- Ngạt mũi: nhỏ nước muối sinh lý, thuốc làm co mạch (ví dụ Otrivin 0,05 hoặc 0,1%), ColdiB...

- Rối loạn tiêu hóa: men tiêu hóa, Smecta, berberin...

- Mất ngủ: Melatonin, an thần thảo dược (Mimosa)

- Căng thẳng, lo lắng: an thần thảo dược, Magne B6, vận động nhẹ.

Vũ Vũ

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Thuốc biệt dược - 07/03/2024

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Thuốc biệt dược - 01/02/2024

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Thuốc biệt dược - 15/12/2023

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Thuốc biệt dược - 22/11/2023

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Thuốc biệt dược - 14/11/2023

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới